World Bank: Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực 7,2%

Việt Nam được World Bank dự báo sẽ tăng trưởng 7,2% trong năm 2022 và 6,7% vào năm 2023 cao nhất trong khu vực.
World Bank: Việt Nam đạt mức tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực 7,2%

Theo hãng tin Reuters, ngày 27.9 Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo mức tăng trưởng các nền kinh tế ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương sẽ giảm trong năm 2022 do nhiều lý do.

WB dự báo mức tăng trưởng kinh tế dự kiến trong năm 2022 ở hai khu vực này sẽ chậm lại và tụt xuống mức 3,2%. Mức dự báo này này giảm so với mức 5% được WB đưa ra vào tháng 4 và thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7,2% trong năm 2021. Tuy nhiên, WB cho biết tốc độ tăng trưởng sẽ tăng trở lại ở mức 4,6% vào năm 2023.

Trong khi dự báo kinh tế toàn khu  vực giảm, Việt Nam được kỳ vọng sẽ dẫn đầu khu vực với tốc độ tăng trưởng GDP trong 2022 đạt 7,2% và 6,7% vào năm 2023.

WB hạ mạnh dự báo tăng trưởng của Trung Quốc – nền kinh tế lớn nhất khu vực  từ mức 5% hồi tháng 4 xuống còn 2,8%. Lý do được đưa ra là Trung Quốc bị lỡ đà tăng trưởng do những biện pháp phòng dịch COVID-19 nghiêm ngặt đang làm cản trở tiêu dùng.

WB cũng cho biết các quốc gia trong khu vực Đông Á -Thái Bình Dương đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nội tại và bên ngoài ở các mức độ khác nhau, ví dụ như kinh tế thế giới suy giảm làm giảm cầu hàng hóa; gánh nặng nợ gia tăng, một số quốc gia vốn đã có nợ mức cao, nay càng khó khăn hơn do ảnh hưởng tăng lãi suất và giảm tỷ giá,…

WB cũng gợi ý các quốc gia cần những khoản đầu tư để hỗ trợ tăng trưởng dài hạn, trong bối cảnh nhu cầu quốc tế đối vối hàng hóa xuất khẩu của châu Á đã có dấu hiệu suy yếu. Nếu các nền kinh tế lớn trên thế giới suy thoái trong năm nay, tăng trưởng của khu vực châu Á -Thái Bình Dương nói chung sẽ sụt giảm hơn 1%, trong đó Malaysia là quốc gia chịu tác động nặng nề nhất khi tốc độ tăng trưởng của nước này dự kiến sụt giảm 0,8%.

Ông Aaditya Mattoo cho rằng:  phản ứng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) nhằm đối phó lạm phát leo thang trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh hơn dự kiến chắc chắn gây áp lực lên tất cả các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước ở khu vực Đông Á - Thái Bình Dương

Xem thêm

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới bất ngờ từ chức

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới bất ngờ từ chức

Ngày 7/1, ông Jim Yong Kim bất ngờ tuyên bố sẽ rời ghế Chủ tịch WB từ đầu tháng 2 sau hơn ba năm đảm nhiệm chức vụ này. Nếu không từ chức, nhiệm kỳ của ông Kim sẽ kéo dài tới năm 2022.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...