Xây dựng quy định pháp luật cho Fintech: Cần có cơ chế kiểm soát rủi ro chặt chẽ!

Để quản lý tốt thị trường Fintech ở Việt Nam thì vấn đề trọng tâm trong xây dựng các quy định pháp luật làm sao phải kiểm soát được rủi ro việc cho vay, thanh toán…

Trao đổi với Thương gia online, Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho biết: Ngân hàng số (Fintech) là một xu hướng tất yếu của cả thế giới và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thực tế, các ngân hàng cả ở trên thế giới và Việt Nam đã sử dụng những phần mềm của máy tính từ lâu rồi. Nhưng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực ngân hàng thời điểm này đã ở một giai đoạn rất mới.

Công nghệ thông tin được phát triển như là một công cụ cho tất cả các loại hình tài chính. Trong đó, có vấn đề thu thập dữ liệu, vấn đề quản trị và sản phẩm của ngân hàng… được sử dụng qua công nghệ thông tin mới là trí tuệ nhân tạo. Thành ra, có thể nói ngành ngân hàng đã đi vào một giai đoạn mới, giai đoạn công nghệ thông tin, chúng ta gọi là “kỹ thuật số”.

Trọng tâm trong xây dựng các quy định pháp luật làm sao phải kiểm soát được rủi ro việc cho vay
Trọng tâm trong xây dựng các quy định pháp luật làm sao phải kiểm soát được rủi ro việc cho vay

Các ngân hàng họ đã sử dụng kỹ thuật số để có thể yêu cầu khách hàng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ của họ qua điện thoại thông minh và gần đây nữa thì chúng ta thấy rằng rất nhiều ngân hàng họ sử dụng công nghệ QR code. QR code thật sự không phải là một loại công nghệ thông tin gì mới , mà chỉ là một giao dịch để thay vì mình bấm số này thì bây giờ mình chụp một cái màn hình như thế, rồi điện thoại thông minh của mình nhận được cái màn hình đó và chuyển thông tin từ điện thoại thông minh này vào trong ngân hàng và ngân hàng xử lý thông tin đó.

Trong tình hình của đất nước ta hiện nay, đặc biệt trong thời gian qua khi mà dịch bệnh Covid diễn biến phức tạp tại Việt Nam, chúng ta thấy rằng việc tiếp xúc với con người bị hạn chế, rất nhiều các khách hàng họ liên lạc với ngân hàng qua tất cả những phương tiện của công nghệ thông tin. Từ đó, vấn đề kỹ thuật số của ngành ngân hang trở thành một phương tiện không thể bỏ qua được.

Đứng trước thực tế hiện nay tội phạm đã và đang sử dụng công nghệ thông tin để chiếm đoạt tài sản của người khác, rồi vấn đề tín dụng đen và cả những phương thức cho vay ngang hàng… hiện đang bị lẫn lộn giữa các công ty làm ăn chính thống với những đối tượng lừa đảo nên Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu cho rằng cần phải xây dựng những quy định pháp luật để kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu
Tiến sỹ Nguyễn Trí Hiếu

Theo Tiến sỹ Hiếu, trong tất cả những quy định về Fintech, trọng tâm của vấn đề là làm sao kiểm soát được rủi ro cho việc cho vay, thanh toán … làm sao có những cơ chế để kiểm soát rủi ro một cách chặt chẽ. Luật pháp phải có những quy định như thế nào để bảo đảm được tài sản của người đầu tư, tài sản của người cho vay. Đặc biệt, luật pháp cũng cần phải có những quy định về bảo đảm là bên đi vay có khả năng trả nợ.

Tiến sỹ Hiếu khuyến nghị: trong lĩnh vực cho vay ngang hàng (P2P – Lending), đó là một phần của Fintech trong ngành ngân hàng, cơ quan chủ quản hoặc là quy định pháp luật phải đưa ra những cấp độ cho các công ty tham gia vào thị trường gồm: Công ty Fintech chỉ là đơn vị trung gian và dùng công nghệ thông tin để kết nối kết. Ví dụ như lĩnh vực cho vay ngang hàng, kết nối giữa người có tiền và bên đi vay.

Tiếp đến là Công ty Fintech có khả năng là họ thẩm định được bên đi vay, biết được bên đi vay có khả năng trả nợ hay không. Sau đó giới thiệu cho bên cho vay. Cấp độ này công ty Fintech sẽ có thêm một vai trò nữa là thẩm định.

Bên cạnh đó, Công ty Fintech không những là đơn vị kết nối, giới thiệu; thẩm định mà họ chính là người mà cấu trúc của cả món vay từ lãi suất, phí cho đến cách trả nợ thế nào, thế chấp hay là có tài sản bảo đảm…

Đặc biệt, Công ty Fintech là người trung gian giới thiệu cho cả hai bên, thẩm định tình hình tài chính của cả hai bên… và có thể huy động vốn từ người có tiền và dùng đồng vốn đó để chính họ cho vay chứ không phải là hai bên tự cho nhau vay.

Với những cấp độ như đã nêu, Tiến sỹ Hiếu cho rằng Ngân hàng Nhà nước hoặc cơ quan chủ quản phải đưa ra một quy định là hiện tại Việt Nam cho phép công ty Fintech hoạt động ở cấp độ nào. Đó là những vấn đề đặt ra cho các cơ quan khi xây dựng những quy định pháp luật cho thị trường Fintech cần cân nhắc.

Xem thêm

Startup fintech MFast nhận đầu tư 1,5 triệu USD

Startup fintech MFast nhận đầu tư 1,5 triệu USD

Quỹ đầu tư DO Ventures vừa công bố đã dẫn dắt thành công vòng gọi vốn Pre-Series A trị giá 1,5 triệu USD vào MFast - nền tảng fintech giúp người dùng dễ dàng tiếp cận, sử dụng và giới thiệu các gói tài chính, bảo hiểm, cùng nhiều mảng sản phẩm khác.
Visa mua lại công ty fintech Thụy Điển với giá 2 tỷ USD

Visa mua lại công ty fintech Thụy Điển với giá 2 tỷ USD

Visa Inc., công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính Tink với giá 2,1 tỷ USD trong một thỏa thuận nhằm thúc đẩy tham vọng thâm nhập lĩnh vực kỹ thuật số của "gã khổng lồ" thanh toán này.

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...