Chính phủ giao NHNN xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm Fintech

Chỉnh phủ giao NHNN chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng Nghị định.
Chính phủ giao NHNN xây dựng Nghị định về cơ chế thử nghiệm Fintech

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 100/NQ-CP ngày 6/9/2021 thông qua đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát hoạt động công nghệ tài chính (Fintech) trong lĩnh vực ngân hàng.

Cùng với việc thông qua đề nghị xây dựng Nghị định trên, Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Chính phủ trong quá trình xây dựng Nghị định, bảo đảm theo đúng quy định của luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi, bổ sung năm 2020) và các văn bản pháp luật có liên quan, trình Chính phủ trong quý IV/2021.

Theo NHNN, sự xuất hiện và phát triển với tốc độ nhanh chóng của Fintech đã khiến các cơ quan quản lý của các quốc gia đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức trong công tác quản lý, giám sát do những rủi ro rửa tiền, tài trợ khủng bố, rủi ro liên quan tới an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, sử dụng trái phép thông tin cá nhân...

Do đó, nhiệm vụ đặt ra với các cơ quan quản lý là phải đảm bảo đồng thời mục tiêu hỗ trợ thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong khi vẫn phải duy trì sự ổn định, an toàn của thị trường tài chính và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

Hành lang pháp lý thử nghiệm (Sandbox) cho Fintech vốn đã được các doanh nghiệp mong đợi trong những năm gần đây. Tại Việt Nam các hoạt động của công ty cung ứng giải pháp Fintech, cho vay ngang hàng (P2P lending), mô hình thanh toán mới, chuyển tiền xuyên biên giới, chia sẻ dữ liệu người dùng qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open APIs),... đều chưa có quy định pháp lý cụ thể để điều chỉnh.

Theo đó, việc xây dựng hành lang pháp lý cho Fintech theo đó được kỳ vọng sẽ giúp các doanh nghiệp trong lĩnh vực này có cơ sở pháp lý để tập trung làm ăn, phát triển, đồng thời góp phần giảm các hình thức biến tướng lợi dụng mô hình kinh doanh P2P Leding thời gian qua. Tạo điều kiện cho Fintech phát triển cũng sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam thời gian tới.

Xem thêm

Việt Nam thăng hạng tại Đông Nam Á về hút vốn vào FinTech

Việt Nam thăng hạng tại Đông Nam Á về hút vốn vào FinTech

Trong 9 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ vốn đầu tư mạo hiểm đổ vào các DN FinTech của Việt Nam chiếm 36% tổng số vốn đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghệ tài chính (FinTech) của khu vực Đông Nam Á, chỉ xếp sau Singapore với 51%.
Startup fintech MFast nhận đầu tư 1,5 triệu USD

Startup fintech MFast nhận đầu tư 1,5 triệu USD

Quỹ đầu tư DO Ventures vừa công bố đã dẫn dắt thành công vòng gọi vốn Pre-Series A trị giá 1,5 triệu USD vào MFast - nền tảng fintech giúp người dùng dễ dàng tiếp cận, sử dụng và giới thiệu các gói tài chính, bảo hiểm, cùng nhiều mảng sản phẩm khác.
Visa mua lại công ty fintech Thụy Điển với giá 2 tỷ USD

Visa mua lại công ty fintech Thụy Điển với giá 2 tỷ USD

Visa Inc., công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính Tink với giá 2,1 tỷ USD trong một thỏa thuận nhằm thúc đẩy tham vọng thâm nhập lĩnh vực kỹ thuật số của "gã khổng lồ" thanh toán này.

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...