Trung Quốc quyết định "nắn gân" fintech lớn nhất thế giới

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã triệu tập các giám đốc điều hành của Ant Group để yêu cầu doanh nghiệp này lập kế hoạch chấn chỉnh lại bộ phận kinh doanh của mình.
Trung Quốc quyết định "nắn gân" fintech lớn nhất thế giới

Trong bối cảnh Trung Quốc đang tăng cường giám sát các hoạt động chống độc quyền trong lĩnh vực internet, các nhà quản lý nước này đã ra lệnh cho Ant Group - công ty công nghệ tài chính lớn nhất thế giới - chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh và tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã có buổi triệu tập các giám đốc điều hành Ant Group vào thứ Bảy (26/12) để yêu cầu họ lập một kế hoạch chấn chỉnh và thời gian biểu thực hiện hoạt động kinh doanh, bao gồm cả dịch vụ tín dụng, bảo hiểm và quản lý tài sản, các nhà quản lý cho biết trong một tuyên bố vào Chủ nhật (27/12). 

Tuyên bố từ ngân hàng này cho biết, Ant Group bị đánh giá là thiếu một cơ chế quản trị tốt, không tuân thủ đúng các quy định, sử dụng vị thế thị trường của mình để loại trừ các đối thủ và làm tổn hại đến quyền cũng như lợi ích của người tiêu dùng.

Cuộc họp diễn ra sau khi các nhà quản lý Trung Quốc vào tháng trước đã ngăn chặn quá trình IPO trị giá 37 tỷ USD của Ant Group tại Thượng Hải và Hồng Kông do những thay đổi về quy định giao dịch chứng khoán. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc công bố sẽ thực hiện một cuộc điều tra chống độc quyền nhằm vào tập đoàn thương mại điện tử khổng lồ Alibaba - sở hữu 33% cổ phần Ant Group. 

Các điều lệnh hành mới từ cơ quan quản lý có thể hạn chế sự mở rộng của Ant Group và khiến các hoạt động kinh doanh tài chính béo bở của công ty rơi vào tình trạng hỗn loạn.

Ant Group, khởi đầu là dịch vụ thanh toán cho nền tảng thương mại điện tử Taobao của Alibaba, đã mở rộng sang cung cấp các dịch vụ bảo hiểm và đầu tư cho hàng trăm triệu người dùng ở Trung Quốc. Vào Chủ Nhật, Ant Group cho biết trong một tuyên bố rằng họ sẽ tuân thủ các yêu cầu theo quy định, tăng cường quản lý, kiểm soát rủi ro, đồng thời thành lập một đội ngũ thực hiện các biện pháp khắc phục cần thiết. “Chúng tôi đánh giá cao sự hướng dẫn và trợ giúp của các cơ quan quản lý tài chính. Việc chấn chỉnh sẽ là cơ hội để chúng tôi củng cố nền tảng kinh doanh của mình, tiếp tục phát triển với sự tuân thủ đầy đủ và tập trung đổi mới vì lợi ích xã hội và phục vụ các doanh nghiệp nhỏ', Ant Group nhấn mạnh. 

Các nhà quản lý cũng ra lệnh cho Ant Group thành lập một công ty tài chính nắm giữ đủ vốn. Họ cho rằng Ant Group nên tập trung trở lại vào dịch vụ thanh toán cốt lõi của mình, tăng cường tính minh bạch xung quanh các giao dịch, nghiêm cấm cạnh tranh không lành mạnh, đồng thời cải thiện quản trị công ty và đảm bảo doanh nghiệp tuân thủ các yêu cầu pháp lý. 

Theo một tuyên bố mới đây của Cục Quản lý thị trường Nhà nước Trung Quốc, các nhà quản lý đã gặp gỡ với giám đốc điều hành của Alibaba và 5 công ty internet lớn khác để cảnh báo về việc không nên lạm dụng sự thống trị của mình để loại bỏ đối thủ cạnh tranh bằng cách sử dụng các hợp đồng độc quyền, định giá trước hay các chiến thuật tương tự.

Nguồn: CNBC

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Châu Á được và mất gì từ kế hoạch thuế quan của ông Donald Trump?

Các đề xuất thuế quan của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể gây tổn thất nghiêm trọng đối với nhiều nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào xuất khẩu, nhưng động thái này cũng lại mở ra cơ hội cho khối ASEAN khi chuỗi cung ứng toàn cầu dịch chuyển khỏi Trung Quốc…