Visa mua lại công ty fintech Thụy Điển với giá 2 tỷ USD

Visa Inc., công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ đã đồng ý mua lại công ty khởi nghiệp công nghệ tài chính Tink với giá 2,1 tỷ USD trong một thỏa thuận nhằm thúc đẩy tham vọng thâm nhập lĩnh vực kỹ thuật số của "gã khổng lồ" thanh toán này.

Được thành lập bởi hai doanh nhân Thụy Điển là Daniel Kjellén và Fredrik Hedberg vào năm 2012, Tink ban đầu là một ứng dụng quản lý tài chính nhưng sau đó đã chuyển hướng sang tập trung vào việc cung cấp công nghệ cho các doanh nghiệp khác. Công ty khởi nghiệp này được thành lập tại Stockholm và có khoảng 400 nhân viên, với công nghệ kết nối với hơn 3.400 ngân hàng, tiếp cận hơn 250 triệu khách hàng của ngân hàng trên khắp châu Âu.

Thỏa thuận với Tink diễn ra sau khi Visa cố gắng mua lại Plaid, một đối thủ đồng hương của Tink, song đã bị các cơ quan quản lý Mỹ “chặn lại”. Sau đó Plaid đã hoạt động như một công ty độc lập và được các nhà đầu tư định giá lần cuối là 13,4 tỷ USD.

Cả Plaid và Tink đều hoạt động trong một không gian mới được gọi là ngân hàng mở, trong đó kêu gọi bên cho vay cung cấp cho các công ty bên thứ ba quyền truy cập vào dữ liệu ngân hàng của người tiêu dùng.

Lĩnh vực ngân hàng mở đã phát triển mạnh ở Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) nhờ các quy định mới.

Trong một thông báo, Al Kelly, Giám đốc điều hành của Visa cho biết, với việc kết hợp mạng lưới của Visa và khả năng ngân hàng mở của Tink, Visa mong muốn sẽ mang lại giá trị gia tăng cho người tiêu dùng và doanh nghiệp châu Âu với các công cụ giúp cuộc sống tài chính của họ trở nên đơn giản, đáng tin cậy và an toàn hơn.

Visa cho biết Tink sẽ giữ nguyên đội ngũ quản lý và xây dựng thương hiệu của mình sau thương vụ này, mặc dù trụ sở chính của công ty sẽ vẫn ở Stockholm.

Xem thêm

Masan mua lại VinMart, người Việt hưởng nhiều lợi ích

Masan mua lại VinMart, người Việt hưởng nhiều lợi ích

Năm 2020, dù đối mặt với “cơn bão Covid-19”, nền kinh tế Việt Nam vẫn được Ngân hàng Thế giới dự đoán tăng trưởng gần 3%. Thị trường bán lẻ VN cũng chứng kiến sự vươn lên mạnh mẽ của DN Việt trong việc phát triển mạng lưới và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Có thể bạn quan tâm

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Nền kinh tế thú cưng 3.0 tại Trung Quốc

Ngành công nghiệp thú cưng tại Trung Quốc đang bước vào giai đoạn 3.0 với sự bùng nổ của các dịch vụ cao cấp như chăm sóc sức khỏe, phụ kiện cá nhân hóa và trải nghiệm độc đáo…

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Hermès vững vàng trước “sóng lớn”

Bất chấp bối cảnh thị trường đầy biến động, thương hiệu Pháp Hermès vẫn ghi nhận doanh thu quý 4/2024 tăng mạnh vượt dự báo và tiếp tục khẳng định vị thế hàng đầu trong ngành xa xỉ….

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Thuế quan có thể đẩy giá xe ô tô tại Mỹ lên cao

Người tiêu dùng Mỹ có thể sẽ phải chi thêm hàng nghìn USD khi mua ô tô mới nếu kế hoạch áp thuế đối với Mexico và Canada của Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi, theo dữ liệu từ ngân hàng Benchmark Co…

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Gen Z Trung Quốc vung tiền cho “tiêu dùng cảm xúc”

Người tiêu dùng trẻ tuổi Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng xu hướng mua sắm dựa trên cảm xúc, thúc đẩy một làn sóng chuyển dịch trong thái độ tiêu dùng và dự kiến sẽ sớm trở thành một điểm nóng đáng chú ý trong tương lai…

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Doanh nghiệp đường Thái Lan “gặp hạn” tại Trung Quốc

Trung Quốc đã tạm ngừng nhập khẩu siro đường và bột pha sẵn từ Thái Lan, khiến hàng hóa bị mắc kẹt tại các cảng biển và có nguy cơ gây ra thiệt hại lên tới 1 tỷ baht (khoảng 29,5 triệu USD) cho các doanh nghiệp xứ Chùa Vàng…