Xu thế chứng khoán ngày 6/3: Ưu tiên tích lũy cổ phiếu ở các nhịp điều chỉnh

Áp lực điều chỉnh vẫn còn cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi tại các nhịp tăng mạnh và ưu tiên tích lũy cổ phiếu ở các nhịp điều chỉnh. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng...

Xu thế chứng khoán ngày 6/3: Ưu tiên tích lũy cổ phiếu ở các nhịp điều chỉnh
Xu thế chứng khoán ngày 6/3: Ưu tiên tích lũy cổ phiếu ở các nhịp điều chỉnh

Chứng khoán ngày 5/3, VN-Index tiếp tục chịu áp lực rung lắc liên tục kiểm tra lại vùng giá cao nhất năm 2023 khi đầu phiên giảm về 1.257 điểm với thanh khoản thấp khi áp lực bán không mạnh. VN-Index sau đó phục hồi tốt trở lại dưới ảnh hưởng tích cực của nhóm cổ phiếu lớn, đặc biệt là nhóm cổ phiếu bán lẻ.

Kết phiên VN-Index tăng 8,57 điểm (+0,68%) lên mức 1.269,98 điểm, tiếp tục hướng đến vùng giá quanh 1.275 điểm tương ứng giá trung bình 1.255,11 điểm cao nhất năm 2023 và 1.295 điểm, giá cao nhất tháng 9/2022.

HNX-Index kém tích cực hơn, giảm 0,03 điểm (-0,01%) về mức 237,35 điểm. Độ rộng thị trường duy trì tích cực với 332 mã tăng giá (16 mã tăng trần), 295 mã giảm giá (3 mã giảm sàn) và 162 mã giữ giá tham chiếu.

Giá trị khớp lệnh trên hai sàn niêm yết đạt 25.864,8 tỷ đồng, giảm 15,90% so với phiên trước, trên mức trung bình. Mức độ phân hóa mạnh hơn, áp lực điều chỉnh, bán ngắn hạn gia tăng ở nhiều mã, mặc dù dòng tiền ngắn hạn vẫn duy trì trong thị trường, luân chuyển tốt.

Khối ngoại cũng giao dịch mạnh, bán ròng nhẹ trên HOSE với giá trị 100,30 tỷ đồng, trong đó bán ròng mạnh ở các mã bất động sản, chứng khoán; mua ròng trên HNX với giá trị 13,36 tỷ đồng.

Thị trường tiếp tục có diễn biến tích cực, luân chuyển đối với nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, nổi bật ở nhóm cổ phiếu bán lẻ, chưa tăng nhiều trong VN30 nổi bật là MSN (+6,92%) và MWG (+5,49%) bên cạnh FRT (+2,26%)...

Các cổ phiếu ngân hàng sau phiên giao dịch phân hóa mạnh cũng có diễn biến khá tích cực khi hầu hết tăng điểm, thanh khoản ở mức trung bình với LBP (+2,62%), BID (+1,68%), MBB (+1,65%), CTG (+1,25%) ... ngoài các mã chịu áp lực điều chỉnh nhẹ như TPB (-1,02%), PGB (-0,96%)...

Trong khi đó các cổ phiếu dịch vụ tài chính sau khi biến động hẹp trong phiên sáng, bất ngờ có giao dịch đột biến trong phiên chiều, nhiều mã tăng giá mạnh tiếp tục vượt vùng giá đỉnh cũ, thanh khoản tăng mạnh nổi bật như FTS (+6,72%), CTS (+6,97%), AGR (+3,87%), MBS (+3,18%), BVS (+2,84%)...

Các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, cao su sau giai đoạn tăng giá mạnh trong tháng 2 đang phân hóa mạnh, đa số đang chịu áp lực điều chỉnh tích lũy, biến động trong biên độ hẹp trong phiên hôm nay như TIP (-2,05%), DTD (-1,70%), IDV (-1,29%), VGC (-1,23%)...

Các cổ phiếu bất động sản cũng phân hóa mạnh, thể hiện tính chất phân hóa, xoay vòng nhanh của dòng tiền trong thị trường với các mã giảm điểm CCL (-2,64%), CSC (-2,33%), NVL (-1,71%), NDN (-1,68%)... ngoài các mã tăng giá tích cực như NBB (+6,96%), PXL (+3,52%), IJC (+2,68%) TIG (+2,40%)...

Tránh mua đuổi trong các nhịp tăng nóng

Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV)

VN-Index diễn biến rung lắc giằng co trong hầu hết phiên sáng trước khi dần hồi phục và mở rộng biên độ tăng điểm về cuối phiên. Nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn phiên hôm nay đóng vai trò giữ nhịp cho chỉ số và lan tỏa hiệu ứng tích cực sang các nhóm khác. Sau nhịp tăng điểm kéo dài, rủi ro xuất hiện nhịp điều chỉnh ngắn hạn sẽ dần gia tăng khi chỉ số tiếp cận ngưỡng cản tâm lý quanh 1.300 điểm.

Tuy nhiên, khi độ rộng tăng điểm và thanh khoản vẫn được củng cố theo đà tăng của giá, khả năng rơi vào một nhịp điều chỉnh sâu ngay chưa được đánh giá cao. Nhà đầu tư được khuyến nghị tránh mua đuổi trong các nhịp tăng nóng, chỉ kê lệnh giải ngân một phần tỷ trọng gối đầu cho các vị thế đang nắm giữ khi chỉ số hoặc các mã mục tiêu quay xuống các vùng hỗ trợ gần.

Ưu tiên tích lũy cổ phiếu ở các nhịp điều chỉnh

Chứng khoán Yuanta Việt Nam (FSC)

Thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể sớm vượt hoàn toàn mức kháng cự 1.268 điểm trong vài phiên tới. Đồng thời, dòng tiền có dấu hiệu luân chuyển giữa các nhóm cổ phiếu thay vì tập trung ở một vài nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn như trong giai đoạn tháng 1 – đầu tháng 2/2023.

Tuy nhiên, áp lực điều chỉnh vẫn còn cho nên các nhà đầu tư cần hạn chế mua đuổi tại các nhịp tăng mạnh và ưu tiên tích lũy cổ phiếu ở các nhịp điều chỉnh. Xu hướng ngắn hạn của thị trường chung vẫn duy trì ở mức tăng. Do đó, các nhà đầu tư ngắn hạn có thể tiếp tục nắm giữ tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục và mua mới.

Tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu nhóm bán lẻ, chứng khoán

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

VCBS giữ nguyên quan điểm và khuyến nghị các nhà đầu tư duy trì chiến lược đầu tư ngắn hạn. Đồng thời, gia tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu đang tích lũy tốt và trong đà tăng ổn định thuộc nhóm ngành bán lẻ, chứng khoán.

Hạn chế việc mua đuổi

Chứng khoán Kiến Thiết Việt Nam (CSI)

Áp lực chốt lời đã có tín hiệu mạnh lên trong hai phiên gần đây, nhưng dòng tiền vẫn khá mạnh và hấp thụ lượng cung chốt lời khá tốt trong phiên hôm nay.

Trong phiên rung lắc khá nhiều lần, nên chiến thuật chờ mua thăm dò ở những cổ phiếu đã bứt phá từ nền tích lũy khi thị trường chung điều chỉnh vẫn đang mang lại hiệu quả khá tốt trong 3 phiên gần đây.

CSI tiếp tục duy trì quan điểm này, hạn chế việc mua đuổi và cần thận trọng hơn ở ngưỡng 1.275-1.277 điểm trong các phiên tiếp theo.

Thận trọng và hạn chế mua đuổi

Chứng khoán SHS

Chỉ số VN-Index tiếp tục tăng và đang hướng tới cản mạnh 1.300 điểm trên nền tích lũy chưa đủ tin cậy, do vậy nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng và hạn chế mua đuổi.

Đối với nhà đầu tư trung, dài hạn SHS không khuyến nghị giải ngân ở giai đoạn hiện tại mà nên tiếp tục nắm giữ danh mục và chờ đợi thị trường bước vào nhịp giảm ngắn hạn.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

Điểm danh các doanh nghiệp "lười" trả cổ tức gần thập kỷ

Điểm danh các doanh nghiệp "lười" trả cổ tức gần thập kỷ

Thị trường chuẩn bị bước sang mùa đại hội cổ đông, rất nhiều doanh nghiệp xuất hiện thông tin chốt quyền trả cổ tức. Trái với nhiều doanh nghiệp trả cổ tức cao ngất ngưởng, thì không ít công ty chây ì chi trả, thậm chí "khất nợ" gần thập kỷ...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...