Xu thế chứng khoán tuần 20/11-24/11: Tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn

Theo khuyến nghị của công ty chứng khoán, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, kỳ vọng kinh doanh tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh...

Xu thế chứng khoán tuần 20/11-24/11: Tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn
Xu thế chứng khoán tuần 20/11-24/11: Tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn

Chứng khoán tuần 13/11-17/11, VN-Index trải qua tuần giao dịch với biến động khá mạnh. Tiếp đà hồi phục của 2 tuần trước đó, VN-Index có 3 phiên tăng điểm giữa tuần. Tuy nhiên áp lực bán mạnh vào phiên cuối tuần đã thổi bay toàn bộ thành quả các phiên trước, đưa VN-Index quay trở lại về sát mốc 1.100 điểm.

Chốt phiên cuối tuần, VN-Index đóng cửa ở mức 1.101,19 điểm, giảm 0,04% so với tuần trước. HNX-Index kết thúc tuần ở mức 226,54 điểm, giảm 0,05% so với tuần trước.

Trong tuần thanh khoản trên HOSE đạt 91.635 tỷ đồng, tăng 4,3% so với tuần trước, khối lượng giao dịch tăng 2,4%, trung bình đạt hơn 824 triệu cổ phiếu/phiên tại HOSE. Thanh khoản HNX tăng 10,5% với 11.332,51 tỷ đồng được giao dịch.

Nhà đầu tư nước ngoài bán ròng mạnh tuần thứ 2 liên tiếp với giá trị lên tới 1.343,30 tỷ đồng, tập trung bán mạnh ở nhóm Vingroup, cổ phiếu MWG, chứng chỉ quỹ FUESSVFL; bán ròng mạnh trên HNX với giá trị 117,84 tỷ đồng.

VN-Index biến động mạnh trong tuần khiến các ngành và các cổ phiếu trong ngành hầu như có sự phân hóa. Nhóm cổ phiếu ngân hàng chốt tuần có sự phân hóa như CTG (+1,02%), BID (+1,66%), TCB (+0,32%), MBB (+1,11%), ACB (+1,34%), VPB (-1,28%), VCB (-0,47%), STB (-0,51%)...

Nhóm cổ phiếu xây dựng tăng tốt với LGC (+6,73%), C47 (+7,84%), CTR (+8,96%), LIG (+5,00%), HTN (+2,74%), HUT (+1,02%)....Nhóm cổ phiếu bất động sản, khu công nghiệp tuần qua cũng có nhiều mã cổ phiếu tăng điểm như PDR (+9,75%), DIG (+4,92%), QCG (+8,07%), SZC (+4,79%), KBC (+2,78%)…

Nhóm cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán thu hút dòng tiền thời gian gần đây vẫn duy trì được sự tích cực như SSI (+2,27%), BSI (+0,12%), VND (+1,00%), CTS (+2,99%), FTS (+2,25%), VCI (+1,13%), MBS (+0,98%)... ngược lại HCM (-0,69%), WSS (-5,68%)...

Nhóm cổ phiếu bán lẻ và hàng tiêu dùng có tuần giao dịch tích cực, thanh khoản gia tăng tốt như VNM (+0,57%), MSN (+3,89%), SAB (+2,08%), MWG (+5,08%), PNJ (+3,82%), DGW (+2,12%)...

Ngược lại, nhóm cổ phiếu Vingroup có tuần giảm khá mạnh với VIC (-6,12%), VHM (-7,92%), VRE (-4,80%).

Ảnh chụp Màn hình 2023-11-18 lúc 18.52.39.png
Chỉ số VN-Index trong thời gian qua

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Giải ngân cho chiến lược giao dịch lướt sóng ngắn hạn T+

Về góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết tuần hình thành mẫu hình nến Bearish Engulfing lấy đi hết nỗ lực tăng điểm của tuần vừa qua. Tại khung đồ thị giờ, cả 2 chỉ báo MACD và RSI đều hình thành phân kỳ âm 3 đoạn và đang cho xu hướng đảo chiều.

Với diễn biến hiện tại, hỗ trợ gần nhất của VN-Index sẽ quanh khu vực 1.080 – 1.090 điểm tương ứng với điểm giao cắt của đường trung bình động MA20. Hiện tại, 2 đường Senkou Span A và Senkou Span B đã giao cắt và hình thành dải mây đỏ ichimoku khá dày nên nếu lực cầu không trở lại sớm thì VN-Index sẽ gặp áp lực khá lớn trong việc kéo dài thêm nhịp phục hồi trong những tuần tới.

VCBS khuyến nghị các nhà đầu tư vẫn giữ tỷ trọng cổ phiếu ở mức hợp lý từ 30 – 40%, bám sát thị trường ở những ngưỡng hỗ trợ 1.080 – 1.090 điểm và xa hơn là 1.040 điểm, tương ứng với mốc 0,236 và 0,382 của thang đo Fibonacci mở rộng để có thể tận dụng những nhịp rung lắc mạnh của thị trường nhằm giải ngân cho chiến lược giao dịch lướt sóng ngắn hạn T+.

Tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn

Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm mạnh trở lại. Khối lượng giao dịch gia tăng vượt mức bình quân 10 và 20 phiên, hàm ý áp lực chốt lời dâng cao. Không những vậy, chỉ số quay lại đóng cửa dưới MA5 với cây nến giảm dài, cùng với RSI cắt xuống dưới Midline, cho thấy áp lực điều chỉnh đang mạnh lên.

Tuy nhiên, chỉ số vẫn giữ được đóng cửa trên đường MA20, cùng với MACD vẫn nằm trên Signal củng cố tín hiệu mua, cho thấy xu hướng chính trong ngắn hạn có thể vẫn là phục hồi. Do đó, phiên giảm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật với hỗ trợ gần quanh vùng 1.086 điểm (MA20).

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến tương tự. Mặc dù chỉ số cũng có phiên giảm điểm trở lại nhưng giữ được đóng cửa trên MA20, cùng với +DI nằm trên –DI, cho thấy xu hướng chính trong ngắn hạn vẫn là phục hồi và phiên giảm có thể chỉ mang tính kỹ thuật với hỗ trợ gần quanh vùng 221 điểm (MA20).

Nhìn chung, thị trường đang chịu áp lực điều chỉnh kỹ thuật sau phiên giảm 17/11. Do đó, nhà đầu tư nên tận dụng nhịp điều chỉnh để tái cơ cấu lại danh mục hợp lý hơn. Trong đó, ưu tiên các cổ phiếu có cơ bản tốt, kỳ vọng kinh doanh tăng trưởng và đang thu hút được dòng tiền mạnh.

Giải ngân nếu chỉ số kiểm định hỗ trợ thành công

Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS)

Thị trường vẫn đang trong nhịp hồi phục đầu tiên và vận động lỏng lẻo, thị trường sẽ cần nhiều thời gian để tìm đến khu vực cân bằng cho quá trình tích lũy.

SHS kỳ vọng nền tích lũy sẽ hình thành trên 1.100 điểm, phiên cuối tuần VN-Index có xu hướng kiểm tra lại vùng hỗ trợ quanh 1.100 điểm nhờ nỗ lực giữ hỗ trợ cuối phiên và SHS hy vọng ngưỡng này sẽ được giữ vững trong tuần giao dịch tiếp theo.

Thị trường trong ngắn hạn đang vận động lỏng lẻo nhưng nhịp hồi phục đã hình thành như SHS dự báo, VN-Index đang kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1.100 điểm và nếu kiểm định thành công thì có thể nối dài đà hồi phục.

Nhà đầu tư ngắn hạn có thể giải ngân nếu chỉ số kiểm định hỗ trợ thành công. Tuy nhiên, với quan điểm thận trọng bởi nhịp hồi không phải là xu hướng uptrend tiếp diễn nên sẽ có thể kết thúc bất kỳ thời điểm nào.

Trong trung, dài hạn thị trường dù mất xu hướng uptrend nhưng sẽ đi tìm điểm cân bằng mới và tích lũy lại nên rủi ro trung dài hạn không cao. Thị trường đã thoát khỏi trì kéo của nền tích lũy cũ nhưng mặt bằng giá vẫn đang ở vùng hấp dẫn.

Do đó nhà đầu tư trung hạn vẫn có thể chờ đợi các nhịp điều chỉnh để xem xét giải ngân, hướng giải ngân nên lựa chọn các cổ phiếu đầu ngành có nền tảng cơ bản tốt, các cố phiếu có tiềm năng tăng trưởng ổn định đang vận động trong trạng thái tích lũy hiện nay.

Bán hạ tỷ trọng về ngưỡng an toàn

Chứng khoán KB (KBSV)

Sau những nỗ lực tăng điểm bất thành trong phiên, VN-Index dần suy yếu và lao dốc mạnh về cuối phiên. Việc chỉ số đảo chiều giảm điểm mạnh trong phiên cùng thanh khoản gia tăng đột biến cho thấy những tín hiệu của một phiên phân phối điển hình và khiến cho trạng thái thị trường trở nên tiêu cực hơn.

Với xu hướng giảm điểm vẫn đóng vai trò chủ đạo trong trung hạn, VN-Index đang phải đối mặt với rủi ro mở rộng nhịp giảm điểm xuống các vùng hỗ trợ, gần là 108x và sâu hơn là 1065 (+-10), nhằm tìm kiếm lực cầu bắt đáy.

Nhà đầu tư được khuyến nghị bán hạ tỷ trọng về ngưỡng an toàn trong các nhịp hồi phục sớm.

Nhận định thị trường của các công ty chứng khoán được Thuonggia trích dẫn nguyên văn chỉ có giá trị như một nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán có thể có những xung đột lợi ích đối với các nhà đầu tư khi đưa ra nhận định.

Xem thêm

EVN quyết định tăng giá điện, cổ phiếu ngành điện chịu “tác động kép” như thế nào?

EVN quyết định tăng giá điện, cổ phiếu ngành điện chịu “tác động kép” như thế nào?

Theo các chuyên gia nhận định, việc điều chỉnh tăng giá điện của EVN được cho là không mang lại lợi nhuận cao hơn cho các nhà máy điện nhưng sẽ tác động tích cực tới các cổ phiếu ngành điện. Ngược lại, giá vốn bán hàng tại một số doanh nghiệp như thép, hóa chất, giấy sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực...

Những đòi hỏi “trên trời” của giới thượng lưu không còn là "điệp vụ bất khả thi"

Những đòi hỏi “trên trời” của giới thượng lưu không còn là "điệp vụ bất khả thi"

Bất kể là tổ chức một bữa tối hai thực khách do bếp trưởng từng nhận sao Michelin đảm trách với mức giá 300.000 USD, hay dựng cả một khu cắm trại sang trọng ở vùng thảo nguyên phía Bắc sa mạc Sahara, các đại lý du lịch siêu xa xỉ đều có khả năng thực hiện những nhiệm vụ được coi là bất khả thi...

Vingroup muốn tách công ty con và lập công ty con mới vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng để tái cơ cấu sở hữu nội bộ

Vingroup tách công ty con và lập thêm công ty con mới vốn điều lệ gần 5.000 tỷ đồng để tái cơ cấu sở hữu

Vingroup sẽ tách công ty con là Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển VS và thành lập một công ty con mới trên cơ sở tách doanh nghiệp. Công ty mới thành lập có tên là Công ty TNHH Thương mại và Kinh doanh VSN, vốn điều lệ dự kiến của VSN là gần 4.975 tỷ đồng, trong đó Vingroup góp 100% vốn...

Có thể bạn quan tâm