Xu thế chứng khoán tuần 6/2-10/2: Nhóm ngân hàng có thể tạo đột biến

Lực cầu xuất hiện trở lại có thể giúp VN-Index bật nảy sau khi chạm khu vực giao cắt với MA20. Nhà đầu tư có thể canh giải ngân với tỷ trọng từ 10-15% đối với mã thuộc ngành ngân hàng có vốn hóa lớn và có xu hướng dẫn dắt thị trường chung hồi phục…

Chứng khoán tuần 30/1-3/2/2023, thị trường điều chỉnh trong tuần giao dịch trọn vẹn đầu tiên của năm Quý Mão 2023 với thanh khoản gia tăng. Điều này cho thấy là áp lực bán trong tuần qua đã có sự gia tăng thể hiện việc một bộ phận nhà đầu tư đã tiến hành chốt lời.

Kết thúc tuần giao dịch, VN-Index giảm 39,95 điểm (-3,6%) xuống 1.077,15 điểm, HNX-Index giảm 5,48 điểm (-2,5%) xuống mức 215,28 điểm. Giá trị giao dịch trên HOSE tăng 23,1% so với 5 phiên giao dịch trước đó lên mức 66.648 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 25,1% lên 3.646 triệu cổ phiếu. Giá trị giao dịch trên HNX tăng 38,6% lên 6.912 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch tăng 40% lên 469 triệu cổ phiếu.

Thị trường điều chỉnh trong tuần qua khiến cho phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu đều có sự suy giảm.

Nhóm cổ phiếu tài chính giảm mạnh nhất với 4,8% giá trị vốn hóa. Ngành con chứng khoán trong tuần qua điều chỉnh mạnh với các đại diện như SSI (-5,7%), HCM (-2,9%), VCI (-8%), VND (-7,4%), SHS (-7,2%)... Ngành con bất động sản cũng điều chỉnh với VHM (-9,8%), DXG (-5%), NLG (-2,8%), KDH (-2,5%)...

Tiếp theo là nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin với mức sụt giảm 4,3% giá trị vốn hóa, chủ yếu do chịu áp lực từ mức giảm của trụ cột trong ngành là FPT (-4,6%).

Cổ phiếu hàng tiêu dùng giảm 4,1% giá trị vốn hóa, với các cổ phiếu tiêu biểu trong ngành là VNM (-5%), MSN (-6,9%)...

Cổ phiếu dầu khí cũng giảm mạnh với 3,8% vốn hóa. Các mã tiêu biểu trong nhóm này là PVS (-6,3%), BSR (-5,3%), PVD (-7,7%), PLX (-2,1%), PVC (-10,5%)...

Cổ phiếu trụ cột thị trường là ngân hàng giảm 3,1% giá trị và tạo áp lực điều chỉnh mạnh lên thị trường với các đại diện tiêu biểu như STB (-2,3%), VPB (-7,4%), ACB (-7%), MBB (-5,6%), TCB (-6,7%)... Chiều ngược lại, chỉ có nhóm dược phẩm và y tế là tăng nhẹ 1,1%.

Khối ngoại mua ròng trên hai sàn trong tuần qua với 1.809,23 tỷ đồng để hỗ trợ thị trường chung. Xét theo khối lượng ròng, HPG là mã chứng khoán được mua ròng nhiều nhất với 39,7 triệu cổ phiếu. Tiếp theo là FUEVFVND và STB với lần lượt 13 và 12,9 triệu đơn vị. Ở chiều ngược lại, ST8 là mã chứng khoán bị bán ròng nhiều nhất với 6,4 triệu cổ phiếu.

Dưới đây là nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường tuần 6/2-10/2/2023.

chứng khoán tuần

VN-Index quanh MA 20 sẽ xác nhận diễn biến 

Chứng khoán SSI (SSI)

Phiên chứng khoán ngày 3/2, thị trường giao dịch thận trọng trong phần lớn thời gian, chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.077,15 điểm, giảm không đáng kể 0,44 điểm (-0,04%) nhưng độ rộng thị trường nghiêng nhiều hơn về số mã giảm.

Dự báo chứng khoán tuần tới, trong ngắn hạn, phản ứng của chỉ số VN-Index quanh MA 20 ngày sẽ xác nhận diễn biến tiếp theo của thị trường. Nếu xây nền và duy trì được trên MA 20 ngày, khả năng mở rộng đà hồi phục theo xu hướng đi lên từ cuối năm 2022 vẫn sẽ tiếp diễn với vùng mục tiêu quan trọng là 1.100 điểm. 

Ngược lại, nhiều khả năng pha giảm sẽ quay trở lại với vùng hỗ trợ đầu tiên là 1.050 điểm.

Canh giải ngân tỷ trọng từ 10-15% với mã ngân hàng

Chứng khoán Vietcombank (VCBS)

Dưới góc nhìn kỹ thuật, VN-Index kết phiên chứng khoán tuần với cây nến Spinning Top cho thấy tâm lý thận trọng, giằng co của nhà đầu tư sau phiên giảm điểm mạnh vào giữa tuần. 

Tại khung đồ thị ngày, 2 chỉ báo quan trọng là MACD và RSI vẫn chưa cho tín hiệu tích cực trở lại mà mới đi ngang cho thấy áp lực bán hiện đang chỉ tạm thời hạ nhiệt. Tuy nhiên trên khung đồ thị giờ, 2 chỉ báo này đang có xu hướng tạo đáy đầu tiên nên tạm thời rủi ro của VN-Index trong ngắn hạn sẽ giảm bớt. 

Với diễn biến hiện tại, khả năng cao thị trường chứng khoán tuần tới sẽ tiếp tục rung lắc với biên độ hẹp. Kỳ vọng sẽ xuất hiện sự phân hóa rõ ràng hơn giữa các nhóm cổ phiếu trên thị trường trong các phiên tới. 

Trong trường hợp đó, lực cầu xuất hiện trở lại có thể giúp VN-Index bật nảy sau khi chạm khu vực giao cắt với MA20 và nhà đầu tư có thể canh giải ngân với tỷ trọng từ 10 – 15% đối với những mã thuộc ngành ngân hàng có vốn hóa lớn và có xu hướng dẫn dắt thị trường chung hồi phục.

Chưa thể tạo uptrend ngay

Chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội (SHB)

Chứng khoán tuần qua là tuần điều chỉnh mạnh của thị trường, chỉ số VN-Index giảm hơn 40 điểm (-3,61%) trong tuần và đóng cửa ở mức 1.077,15 điểm. Như vậy sau 4 tuần liên tiếp tăng điểm kể từ đầu năm 2023 đến nay thị trường đã có tuần điều chỉnh.

Thị trường vẫn đang trong xu hướng phục hồi sau khi đã thoát downtrend nhưng chưa thể tạo uptrend ngay, cần một giai đoạn tích lũy chặt chẽ với biên độ hẹp để tạo ra nền tảng vững chắc trước khi có thể tạo ra uptrend mới. 

Xét về ngắn hạn, tuần điều chỉnh vừa qua là có thể dự báo và cần thiết để tích lũy thêm, sóng hồi có thể chưa kết thúc và sau giai đoạn điều chỉnh VN-Index vẫn có thể hướng tới mốc 1.150 điểm. Các nhà đầu tư ngắn hạn vẫn có thể tận dụng các giai đoạn điều chỉnh như hiện nay để giải ngân gia tăng tỷ trọng.

 Với góc nhìn trung - dài hạn, dự báo thị trường chưa tạo uptrend sớm mà cần một giai đoạn tích lũy tin cậy kéo dài với biên độ hẹp dần để tạo nền tảng trước khi uptrend thực sự xảy ra. 

Xu hướng ngắn ngày càng rủi ro

Chứng khoán Tân Việt (TVSI)

Chứng khoán tuần qua, VN-Index tiếp tục đóng cửa với cây nến doji với thanh khoản tiếp tục suy giảm, củng cố cho thấy vùng hiện tại đã tạm thời cân bằng sau phiên giảm mạnh. Tuy nhiên việc đóng cửa tuần ở mức thấp nhất và nến tuần hình thành mẫu nến đảo chiều đang cho thấy tín hiệu nhịp hồi phục trước đó đang dần kết thúc. 

Ngoài ra, việc các mã cổ phiếu penny tăng giá mạnh thường xuất hiện ở đoạn cuối xu hướng tăng giá đang diễn ra trong ngắn hạn, cũng là một tín hiệu cảnh báo rủi ro. 

Dự báo phiên chứng khoán tuần tới,  xu hướng tăng giá ngắn hạn đã kết thúc và rủi ro ngắn hạn đang có dấu hiệu gia tăng. Nhà đầu tư nên hạn chế giao dịch mua mới trong ngắn hạn cho đến khi có các tín hiệu tích cực hơn.

Xu hướng ngắn hạn hiện tại đang ngày càng rủi ro. Chiến lược giao dịch ngắn hạn khuyến nghị là nhà đầu tư nên canh các nhịp hồi phục để giảm tỷ trọng cổ phiếu.

Duy trì tỷ trọng danh mục ở mức thấp

Chứng khoán MB (MBS)

Chứng khoán kết phiên tuần qua, thị trường đi ngang nhưng số cổ phiếu thiệt hại tiếp tục tăng lên, thanh khoản giảm dần về cuối tuần cho thấy nhà đầu tư rất thận trọng. 

Không chỉ vì đây là phiên cơ cấu danh mục của các quỹ ETF mà còn do đây là phiên T+2,5 của phiên có lượng hàng nhiều nhất trong vòng 2 tháng vừa qua về tài khoản và nhiều cổ phiếu ở trạng thái lỗ. 

Về kỹ thuật, chỉ số VN-Index đang được hỗ trợ ở vùng 1.058 – 1.067, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng danh mục ở mức thấp khi thanh khoản chứng khoán tuần tới dự kiến sẽ còn giảm.

Xem thêm

"Cú hích" cho thị trường chứng khoán Việt Nam

"Cú hích" cho thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán tháng 9 đã trải qua 21 phiên giao dịch với 2 sắc thái khá trái ngược nhau: Giảm mạnh trong nửa đầu tháng trước động thái bán ròng mạnh của các quỹ ETF ngoại lùi về mức 651,31 đi
"Vũ điệu Samba" của thị trường chứng khoán

"Vũ điệu Samba" của thị trường chứng khoán

Dịch COVID-19 ập tới khiến nền kinh tế toàn cầu lao đao cùng đà bán tháo diễn ra hồi tháng 3/2020. Ít ai nghĩ, đây lại là một năm thành công với thị trường chứng khoán Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Thị trường chứng khoán Việt Nam biến động như thế nào trước hiệu ứng “Trump 2.0”

Đồng USD mạnh lên có thể khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi các thị trường mới nổi như Việt Nam để quay lại thị trường Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc chiết khấu định giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam, tương tự như những gì xảy ra trong nhiệm kỳ đầu của ông Trump...

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Xu hướng ngắn hạn vẫn nghiêng về chiều giảm

Mặc dù xu hướng trung hạn đang là đi ngang nhưng xu hướng ngắn hạn vẫn tiếp tục nghiêng về chiều giảm. Nhà đầu tư được khuyến nghị chỉ duy trì một vị thế nắm giữ ở mức an toàn và tránh các quyết định mua đuổi giá trong các nhịp hồi phục...