Đối với mặt hàng đường thô, 4 thương nhân tham gia đấu giá có hồ sơ hợp lệ và Phiếu bỏ giá hợp lệ và trúng đấu giá.
Các công ty này gồm:
Công ty Cổ phần Đường Việt Nam (20.000 tấn)
Công ty TNHH Một thành viên Đường TTC Biên Hòa - Đồng Nai (4.000 tấn)
Công ty Cổ phần Thành Thành Công - Biên Hòa (4.000 tấn)
Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa - Ninh Hòa (2.000 tấn)
Đối với mặt hàng đường tinh, trong 15 thương nhân tham gia đấu giá có hồ sơ hợp lệ chỉ có 13 thương nhân có Phiếu bỏ giá hợpp lệ.
Kết quả có 7 thương nhân trúng đấu giá, gồm:
Công ty Sữa Vinamilk (20.000 tấn)
Công ty TNHH URC Việt Nam (4.000 tấn)
Công ty Dược phẩm Sanofi Synthelabo Việt Nam (1.000 tấn)
Công ty TNHH FES, Việt Nam (1.000 tấn)
Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam (1.000 tấn)
Công ty TNHH Nước giải khát Kirin Việt Nam (1.000 tấn)
Công ty TNHH Red Bull Việt Nam (1.000 tấn)
“Trước đó, phiên đấu giá hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu đầu tiên được Bộ Công Thương thực hiện từ năm 2016. Đối tượng tham gia đấu giá là thương nhân trực tiếp sử dụng đường làm nguyên liệu sản xuất và thương nhân sử dụng đường thô để sản xuất đường tinh luyện. Để phù hợp với cam kết WTO là phân bổ cho đối tượng sử dụng cuối cùng nên sau khi trúng đấu giá, không được mua bán, trao đổi, chuyển nhượng ... Việc tổ chức đấu giá hạn ngạch thuế quan đường nhập khẩu nhận được sự đồng tình rộng rãi của nhiều doanh nghiệp mía đường vì đảm bảo sự công bằng, loại bỏ cơ chế xin - cho theo phương thức phân giao hạn ngạch trước đây. |
>> Ngành mía đường chao đảo vì hàng loạt khó khăn