3 kịch bản tăng trưởng tín dụng năm 2021

Trước diễn biến dịch Covid-19 phức tạp, Ngân hàng Nhà nước đã xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng tín dụng cho năm 2021.
3 kịch bản tăng trưởng tín dụng năm 2021

Kịch bản 1, nếu dịch Covid-19 tại Việt Nam dừng ngay trong quý 1 và tiêm chủng vắc xin đại trà thì tăng trưởng tín dụng 12-13%, tối đa có thể lên 14%.

Còn kịch bản 2 là trường hợp Covid-19 kéo dài đến tháng 6 mới kết thúc, Việt Nam vẫn tiếp tục phải thực hiện giãn cách xã hội, phải chờ tiêm vắc xin thì tín dụng có thể tăng khoảng 10-12%.

Kịch bản 3 là Covid-19 kéo dài đến hết năm, tín dụng tăng 7-8%.

Lãnh đạo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế Ngân hàng Nhà nước cho biết: Trong thời gian chờ tính toán mục tiêu cả năm 2021, Ngân hàng Nhà nước tạm giao hạn mức tăng trưởng tín dụng để các ngân hàng có thể thực hiện hoạt động cho vay, chứ không thay đổi chính sách cấp tín dụng theo quý mà vẫn thực hiện cách thức thông thường, cấp hạn mức tín dụng theo năm cho các ngân hàng.

Trong tháng 3 này, Ngân hàng Nhà nước công bố kế hoạch tăng trưởng tín dụng cả năm và tinh thần xoay quanh mức 12-13%.

Hiện, các ngân hàng thương mại cổ phần vẫn đang duy trì nguyên thậm chí còn hạ lãi suất huy động để giữ vững mặt bằng lãi suất cho vay từ đó tạo dư địa giảm lãi suất để kích cầu tín dụng.

Tuy nhiên theo quan điểm của TS. Cấn Văn Lực, lãi suất cho vay hiện không phải là mấu chốt của tăng trưởng tín dụng. Vấn đề hiện nay là làm sao để đẩy mạnh kích cầu, bởi nhiều doanh nghiệp chưa có nhu cầu vay vốn, hoặc do dịch bệnh họ trì hoãn thêm.

Trên thực tế hiện mặt bằng lãi suất cho vay đang ở mức rất thấp, thậm chí nhiều ngân hàng còn cắt giảm thêm lãi suất; tuy nhiên tăng trưởng tín dụng vẫn chưa như kỳ vọng, bởi vì sức cầu vẫn yếu do diễn biến dịch bệnh trong vài tháng qua còn phức tạp.

Dữ liệu mới nhất do Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần qua giảm so với mức lãi suất tuần trước đó, với lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,33%/năm, 0,51%/năm và 0,76%/năm.

Đối với các giao dịch USD, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần dao động nhẹ ở tất cả các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 1 tháng lần lượt là 0,1%/năm, 0,12%/năm và 0,11%/năm.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...