32 thành viên Quốc hội Congo tử vong vì Covid-19

Đã có 32 thành viên - tương đương 5% tổng số thành viên Quốc hội Congo tử vong vì Covid-19 kể từ đầu mùa dịch.

Ngay cả khi Congo - giống như nhiều quốc gia châu Phi khác - có số trường hợp nhiễm bệnh và trường hợp tử vong được báo khá thấp; nhưng thực trạng dịch bệnh đã tràn vào khắp cả “hành lang quyền lực”, giết chết các nhà lập pháp nổi tiếng và các thành viên trong đoàn tùy tùng của tổng thống.

"Cập nhật mới nhất do chính phủ công bố, hiện có 31.248 trường hợp nhiễm Covid-19 được xác nhận và 780 trường hợp tử vong, trong đó có 32 thành viên quốc hội", Jean-Marc Kabund, phó chủ tịch thứ nhất của Hạ viện Congo cho biết.

Tại Congo, một số hình ảnh và video cho thấy, mặc dù có quy định phải đeo khẩu trang khi họp tại Quốc hội nhưng hầu hết các nhà lập pháp thường không đeo vì họ tụ tập thành các nhóm lớn và hò hét với diễn giả. Vào tháng 12/2020, các nhà lập pháp đã có cuộc ẩu đả trong toà nhà Quốc hội do rạn nứt giữa Tổng thống Felix Tshisekedi và người tiền nhiệm của ông, Joseph Kabila. Đa phần đều đeo khẩu trang bên dưới cằm một cách đối phó. 

Vào đầu tháng này, trong một bữa ăn tối với những người ủng hộ ở thành phố Đông Nam Kolwezi, TT Tshisekedi đã nói đùa rằng những người tham dự đang vi phạm lệnh giới nghiêm để đối phó với đại dịch và thậm chí còn nói thêm răng “Nhưng hôm nay … bạn được phép."

Chiến dịch tiêm chủng của Congo đã bị đình trệ vì lo ngại về tính an toàn của vắc xin AstraZeneca. Theo số liệu của chính phủ, chỉ có 19.597 người trong nước đã được tiêm vắc xin kể từ khi đợt triển khai bắt đầu vào ngày 19/4. Trong khi đó, dân số Congo có khoảng khoảng 80 triệu người.

Xem thêm

Mỹ Latin vượt mốc 1 triệu ca tử vong vì Covid-19

Mỹ Latin vượt mốc 1 triệu ca tử vong vì Covid-19

Theo thống kê của Reuters, số người tử vong vì Covid-19 ở Mỹ Latin và Caribe đã vượt qua 1 triệu ca vào 21/5 khi đại dịch đang trở nên tồi tệ hơn ở khu vực có tỷ lệ tử vong bình quân đầu người cao nhất thế giới.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.