Kinh hoàng: Ấn Độ đã vượt mốc 20 triệu ca nhiễm Covid-19

Ấn Độ báo cáo hơn 357.229 trường hợp Covid-19 vào 4/5, nâng tổng số ca nhiễm bệnh của nước này vượt ngưỡng 20,28 triệu.
Kinh hoàng: Ấn Độ đã vượt mốc 20 triệu ca nhiễm Covid-19

Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins, các trường hợp đầu tiên của Ấn Độ được phát hiện vào cuối tháng 1/2020 và tổng số ca nhiễm cho đến cuối năm 2020 rơi vào khoảng dưới 10 triệu ca. Nhưng 10 triệu ca bệnh tiếp theo đã được báo cáo trong khoảng thời gian dưới năm tháng, chủ yếu là vào tháng Tư vừa qua. 

Chính phủ Ấn Độ đang phải đối mặt với những lời chỉ trích vì để đám đông lớn tụ tập tham gia các lễ hội tôn giáo và các cuộc bầu cử hồi đầu năm nay. Những cuộc tụ họp đông người đó có thể đã là những sự kiện siêu lây nhiễm.

Các nhà khoa học cho biết số ca bệnh tăng đột biến một phần cũng là do các biến thể Covid-19 đang lưu hành ở Ấn Độ vào thời điểm hiện tại, bao gồm một biến thể địa phương có nhiều chủng phụ và có khả năng gây tử vong cao. 

Cho đến nay, ít nhất 222.408 người đã tử vong vì Covid-19, nhưng con số đó có thể thấp so với thực tế. Các báo cáo truyền thông cho rằng các lò hỏa táng và khu vực chôn cất vẫn tràn ngập thi thể của người bệnh vì Covid-19.

“Đại dịch hiện đã xâm nhập vào các thị trấn và làng quê nhỏ, và chúng tôi vô cùng lo lắng về mức độ tàn phá mà nó sẽ gây ra ở những khu vực mà hệ thống y tế chưa phát triển đủ để hỗ trợ, trong khi ngay cả một số khu vực lớn vẫn còn đang phải vật lộn với khối lượng ca bệnh quá tải, ”K. Srinath Reddy, chủ tịch Quỹ Y tế Công cộng của Ấn Độ nói với CNBC. 

Trong làn sóng dịch bệnh đầu tiên vào năm ngoái, Ấn Độ đã áp dụng một lệnh phong toả toàn quốc nghiêm ngặt từ cuối tháng 3 đến tháng 5, khiến quỹ đạo tăng trưởng của đất nước bị chệch hướng và khiến hàng triệu người không có nguồn thu nhập. Và đáng tiếc thay, vì mong muốn đưa nền kinh tế đi đúng hướng, Ấn Độ đã bỏ qua mối đe dọa tiềm tàng của một làn sóng Covid-19 thứ hai.

Trong khi chính quyền trung ương dường như đang phải miễn cưỡng áp dụng lệnh phong toả toàn quốc lần thứ hai, một số bang đã tăng cường các hạn chế trong những tuần gần đây, bao gồm cả việc phong toả địa phương và lệnh giới nghiêm với toàn bộ người dân.  

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.