5 ngân hàng có vốn hóa cao nhất sàn chứng khoán biến động ra sao trong quý 1?

Trong số 27 ngân hàng thuong mại cổ phần đã được niêm yết trên sàn chứng khoán với tổng khối lượng vốn hóa 1.646.225 nghìn tỷ đồng. Trong đó, 5 ngân hàng có vốn hóa cao nhất chiếm 63% với biến động hàng chục nghìn tỷ đồng trong quý 1/2023…
vốn hóa cao nhất
Lượng vốn hóa của 5 ngân hàng lớn chiếm 63% tổng giá trị 27 ngân hàng thương mại cổ phần

Trong 3 năm gần đây (2020 - 2022) mức tăng trưởng tín dụng ngân hàng liên tục đạt trên 12%. Năm 2023, được dự báo là có nhiều thách thức và sẽ ảnh hưởng đến kết quả tăng trưởng của cả ngành ngân hàng, theo đó, dự báo lợi nhuận của ngành ngân hàng sẽ chỉ đạt mức 10 - 11% trong năm 2023-2024.

Thống kê cho thấy, trong 27 ngân hàng thương mại cổ phần có tổng giá trị vốn hóa tại ngày 9/5 là 1.646.225 nghìn tỷ đồng, trong đó 5 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất đạt tổng 1.039.094 tỷ đồng, tương đương chiếm đếm 63% lượng vốn hóa.

Trong đó, 5 ngân hàng thương mại cổ phần có vốn hóa cao nhất thị trường bao gồm: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - mã chứng khoán: VCB) mức vốn hóa 442.490 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - mã chứng khoán: BID) với vốn hóa 227.887 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank - mã chứng khoán: CTG) vốn hóa đạt 135.282 tỷ đồng; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank - mã chứng khoán: VPB) trị giá 130.907 tỷ đồng; và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã chứng khoán: TCB) vốn hóa đạt 102.528 tỷ đồng.

Mặc dù vậy, giá trị vốn hóa này của các ngân hàng tăng giảm phụ thuộc nhiều yếu tố, từng thời điểm và có ”độ rộng” khác nhau. Tại quý 1/2023, 5 ngân hàng này có mức biến động giá trị vốn hóa từ hơn 11.000 tỷ đồng đến hơn 63.000 tỷ đồng.

Cụ thể, ngân hàng có giá trị vốn hóa cao nhất là VCB với 4.732.516.571 cổ phiếu đang được lưu hành, với mức giá cổ phiếu được giao dịch trong quý 1/2023 từ 82.600 đồng/cổ phiếu đến 96.000 đồng/cổ phiếu. Vốn hóa trong quý của VCB cũng giao động tương ứng từ 390.906 tỷ đồng đến 454.321 tỷ đồng, tương đương mức định giá giao động 63.415 tỷ đồng.

vốn hóa cao nhất
Lượng vốn hóa thị trường của 5 ngân hàng 

Ngân hàng lớn thứ hai là BID, với lượng cổ phiếu đang lưu hành hiện nay là 5.058.523.816 cổ phiếu, trong 3 tháng đầu năm 2023 cổ phiếu BID có giá đóng cửa thấp nhất và cao nhất lần lượt là 40.750 đồng và 48.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, mức vốn hóa của BID trong quý 1 giao động tương ứng từ 206.134 tỷ đồng đến 242.809 tỷ đồng (tương ứng 36.674 tỷ đồng).

Đứng thứ ba là CTG với 4.805.750.609 cổ phiếu đang lưu hành, ghi nhận trong quý 1/2023, cổ phiếu của ngân hàng này có giá đóng cửa thấp nhất là 27.400 đồng/cổ phiếu và đóng cửa cao nhất đạt 31.100 đồng/cổ phiếu. Trị giá vốn hóa thị trường của BID từ 131.677 tỷ đồng đến 149.459 tỷ đồng (mức biến động 17.781 tỷ đồng).

Ngân hàng VPB đứng thứ tư trong danh sách với số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 6.713.204.001 cổ phiếu, trong quý 1, giá cổ phiếu VPB đã giao động từ 16.700 đồng/cổ phiếu đến 21.250 đồng/cổ phiếu. Với mức độ giao động trên, kéo theo đó là giá trị vốn hóa thị trường của ngân hàng này cũng giao động từ 112.110 tỷ đồng cho đến 142.655 tỷ đồng (tương đương mức giao động: 30.545 tỷ đồng).

Ngân hàng cuối cùng trong top 5 là TCB với 4.533.986.133 cổ phiếu đang lưu hành, ghi nhận trong quý 1/2023 cổ phiếu TCB có mức đóng cửa thấp nhất là 26.200 đồng/cổ phiếu và đóng cửa cao nhất đạt 29.400 đồng/cổ phiếu. Kéo theo đó, định giá vốn hóa thị trường của ngân hàng này đạt từ 92.152 tỷ đồng đến 103.407 tỷ đồng, mức giao động là 11.255 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...