Yêu cầu ngân hàng giám sát chặt tín dụng cho doanh nghiệp "sân sau" vay

Đây là một trong những nội dung mà Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần thực hiện thật chặt khi bối cảnh kinh tế có nhiều biến động...
Yêu cầu các ngân hàng tuân thủ đúng quy định khi cấp tín dụng sân sau

Ngân hàng Nhà nước vừa có văn bản số 3205/NHNN-TTGSNH gửi các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài về việc một số vấn đề trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Theo đó, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tiếp tục nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế tối đa việc phát sinh mới nợ nhóm 2 và nợ xấu.

Trong đó, lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; thực hiện phân loại tài sản có, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro theo đúng quy định pháp luật. Đồng thời, tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp thu hồi nợ xấu và nợ đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Đặc biệt, các tổ chức tín dụng cổ phần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng đối với cổ đông và người có liên quan.

Đối với tổ chức tín dụng có sở hữu cổ phần vượt giới hạn quy định, khẩn trương thực hiện các giải pháp xử lý quyết liệt vấn đề này, phối hợp chặt chẽ cổ đông lớn xây dựng giải pháp thoái vốn theo quy định, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nhằm tuân thủ quy định của pháp luật.

Các tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ; tiếp tục rà soát, theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng, biến động sở hữu cổ phần của cổ đông, cổ đông và người có liên quan, nhóm cổ đông cần quan tâm (nếu có) tại tổ chức tín dụng, kịp thời phát hiện, xử lý các tồn tại, vi phạm về sở hữu cổ phần, cấp tín dụng, góp vốn không đúng quy định, ngăn ngừa sở hữu chéo, thao túng hoạt động của tổ chức tín dụng.

Mặc khác, tăng cường rà soát, kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động phát hành thư tín dụng (L/C) nội địa, đảm bảo đúng quy định pháp luật và quy định nội bộ (trong đó lưu ý các trường hợp khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng); có biện pháp cụ thể nhằm kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động phát hành L/C nội địa, hạn chế tối đa rủi ro phát sinh nợ xấu, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng ồ ạt phát hành cổ phiếu ESOP

Ngân hàng ồ ạt phát hành cổ phiếu ESOP

Việc phát hành cổ phiếu theo chương trình ESOP không chỉ góp phần tăng vốn điều lệ, củng cố tiềm lực tài chính cho ngân hàng, mà còn tạo động lực để đội ngũ nhân sự gắn bó và cống hiến nhiều hơn...

 ABBank thêm một lần lỡ hẹn với cổ đông

ABBank thêm một lần lỡ hẹn với cổ đông

Đại diện lãnh đạo ABBank cho biết lợi nhuận trước thuế năm 2024 chưa đạt so kế hoạch đề ra, tuy nhiên, ngân hàng đã đi qua vùng trũng nhất và sẵn sàng nhìn lại bài học để vượt qua khoảng thời gian khó khăn này…