5 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 1,96%

Theo NHNN, dưới tác động của dịch Covid-19, do cầu tín dụng tăng thấp, đến ngày 29/5/2020, tín dụng tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với mức 5,74% cùng kỳ năm 2019 và 6,16% năm 2018.
5 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng mới chỉ đạt 1,96%

Chiều nay (5/6), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức buổi họp báo kết quả điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng những tháng đầu năm và định hướng những tháng cuối năm 2020.

Điểm lại những hoạt động của ngành ngân hàng trong những tháng vừa qua, ông Phạm Chí Quang, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) cho biết, đến ngày 29/5/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 3,4% so với cuối năm 2019; thanh khoản hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) thông suốt.

Từ đầu năm đến nay, NHNN đã điều chỉnh 2 lần các mức lãi suất điều hành, với tổng mức giảm 1-1,5%/năm để hỗ trợ thanh khoản cho TCTD, tạo điều kiện cho TCTD tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 0,6-0,75%/năm trần lãi suất tiền gửi các kỳ hạn dưới 6 tháng và giảm 1%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực ưu tiên trợ, hiện ở mức 5%/năm, để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp và người dân.

Về điều hành tỷ giá, mặc dù thị trường quốc tế diễn biến phức tạp, nhưng tỷ giá và thị trường ngoại tệ trong nước ổn định, thanh khoản thông suốt, TCTD mua ròng từ khách hàng, các nhu cầu ngoại tệ hợp pháp của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Đến cuối tháng 5/2020, tỷ giá trung tâm tăng 0,46%, tỷ giá liên ngân hàng tăng 0,49% so với đầu năm.

Về điều hành tín dụng, bà Hà Thu Giang, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN cho biết, bám sát diễn biến dịch Covid-19, NHNN kiểm soát quy mô tín dụng phù hợp với chỉ tiêu định hướng, đảm bảo chất lượng tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn tín dụng, khôi phục sản xuất, kinh doanh.

Dù vậy, Phó Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế cũng nhấn mạnh, do tác động của đại dịch nên cầu tín dụng tăng thấp. Đến ngày 29/5, tín dụng chỉ tăng 1,96% so với cuối năm 2019, thấp hơn rất nhiều so với mức 5,74% cùng kỳ năm 2019 và 6,16% năm 2018.

Cũng theo báo cáo của lãnh đạo NHNN, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN, hệ thống các TCTD đã tích cực triển khai các chương trình tín dụng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 với lãi suất cho vay giảm mạnh từ 0,5-2,5%, thậm chí có ngân hàng thương mại còn giảm lãi suất cho vay tới 3-4%/năm.

Theo đó, dến 25/5, toàn hệ thống đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho gần 224.000 khách hàng với dư nợ gần 152.000 tỷ đồng; miễn, giảm, hạ lãi suất cho hơn 326.000 khách hàng với dư nợ trên 1,14 triệu tỷ đồng; cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/1 đến nay đạt 767,6 nghìn tỷ đồng cho gần 196.400 khách hàng; lãi suất thấp hơn phổ biến từ 0,5-2,5% so với trước dịch.

Riêng Ngân hàng Chính sách Xã hội đã thực hiện  gia nợ cho 150.700 khách hàng với dư nợ 3.813 tỷ đồng, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ cho 75.200 khách hàng với dư nợ 1.567 tỷ đồng, cho vay mới đối với 680.000 khách hàng với dư nợ 25.750 tỷ đồng.

Về định hướng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng trong thời gian tới, đại diện NHNN cho biết, tiếp tục bám sát mục tiêu của  Quốc hội, Chính phủ và diễn biến vĩ mô, thị trường trong và ngoài nước, NHNN tiếp tục điều hành CSTT chủ động, linh hoạt phối hợp hài hòa với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát; ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối, hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Xem thêm

BIDV chỉ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 9%

BIDV chỉ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng 9%

Chủ tịch HĐQT BIDV Phan Đức Tú cho biết, mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2020 của ngân hàng là 9% thay vì mức 13% như dự kiến do NHNN yêu cầu nhằm đảm bảo chính sách tiền tệ dưới tác động của dịch Covid-19.

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...