5 tháng đầu năm, tín dụng tăng 16,94% so với cùng kỳ

Đến ngày 31/5/2022, tín dụng tăng 8,04% so với cuối năm 2021 và tăng 16,94% so với cùng kỳ năm 2021.
5 tháng đầu năm, tín dụng tăng 16,94% so với cùng kỳ

4/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn cùng kỳ và 3/5 lĩnh vực ưu tiên có mức tăng cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung; tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát.

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, tín dụng những tháng đầu năm 2022 tăng phù hợp với diễn biến phục hồi của nền kinh tế và tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Liên quan đến "nới room" cho các ngân hàng và TCTD, Thống đốc cho biết, căn cứ mục tiêu kinh tế - xã hội về tăng trưởng GDP lạm phát, hàng năm Ngân hàng Nhà nước xây dựng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng định hướng cho cả năm của cả hệ thống tổ chức tín dụng, đồng thời có điều chỉnh phù hợp với nhu cầu, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Việc này bảo đảm cung cấp vốn cho phát triển kinh tế nhưng cũng thận trong với rủi ro lạm phát và rủi ro nợ xấu phát sinh.

Cụ thể như xác định và thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho từng tổ chức tín dụng, trên cơ sở tình hình hoạt động, năng lực tài chính, quản trị điều hành và khả năng mở rộng tín dụng lành mạnh của từng tổ chức tín dụng.

Chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như đầu tư, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, các dự án BOT, BT giao thông, trái phiếu doanh nghiệp.

Trong thời gian tới, NHNN sẽ theo sát diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ trong và ngoài nước để điều hành phù hợp khi áp lực lạm phát khá lớn đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đảm bảo an toàn hệ thống.

Xem thêm

Lo ngại “siết” tín dụng quá mức sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản “ngộp thở”

Lo ngại “siết” tín dụng quá mức sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản “ngộp thở”

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 ngày 05/06/2022, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nêu ra nhiều vấn đề còn tồn tại của thị trường và bày tỏ lo ngại nếu siết tín dụng quá mức sẽ khiến “đứt gẫy” dòng vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ “ngộp thở”.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...