Lo ngại “siết” tín dụng quá mức sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản “ngộp thở”

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần thứ 4 ngày 05/06/2022, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) nêu ra nhiều vấn đề còn tồn tại của thị trường và bày tỏ lo ngại nếu siết tín dụng quá mức sẽ khiến “đứt gẫy” dòng vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ “ngộp thở”.
Lo ngại “siết” tín dụng quá mức sẽ khiến nhiều doanh nghiệp bất động sản “ngộp thở”

Theo ông Châu, thị trường BĐS vẫn chưa phát triển ổn định, bền vững biểu hiện rất rõ nét qua 05 vấn đề còn tồn tại như: Tình trạng “lệch pha cung-cầu” dẫn đến rất thiếu nguồn cung dự án, rất thiếu nguồn cung nhà ở, nhất là nhà ở có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội;

Tình trạng “lệch pha phân khúc thị trường” về phân khúc nhà ở cao cấp, như tại TP.HCM, nhà ở có giá vừa túi tiền năm 2020 chỉ chiếm 1% tổng số nhà ở và năm 2021 thì không còn loại nhà ở có giá vừa túi tiền (0%), trong khi 74% sản phẩm nhà ở thuộc phân khúc cao cấp, còn lại 26% thuộc phân khúc trung cấp;

Vấn đề thứ ba là tình trạng khan hiếm nhà ở đã đẩy giá nhà tăng cao liên tục trong 5 năm qua vượt quá khả năng thu nhập của đa số người dân và đã xuất hiện tình trạng “phân lô bán nền” tràn lan, “sốt ảo” giá đất tại nhiều địa phương;

Mặt khác, môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực BĐS vẫn chưa thực sự minh bạch, công bằng, lành mạnh; Có không ít doanh nghiệp BĐS yếu kém năng lực và thiếu tính chuyên nghiệp.

Người đứng đầu HoREA nhấn mạnh vấn đề nổi cộm hiện nay là cần phải kiểm soát và xử lý hiệu quả mối quan hệ hữu cơ giữa thị trường BĐS và thị trường vốn để cả hai thị trường này phát triển lành mạnh, hỗ trợ lẫn nhau, do hiện nay vẫn đang tiềm ẩn một số rủi ro, nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Bởi lẽ, thị trường BĐS phát triển lành mạnh, ổn định sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường vốn và nền kinh tế; nhưng ngược lại thị trường BĐS bất ổn sẽ kéo theo sự bất ổn của thị trường vốn và nền kinh tế.

HoREA kiến nghị cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn trên thị trường vốn
HoREA kiến nghị cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn trên thị trường vốn

HoREA kiến nghị cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho doanh nghiệp được tiếp tục được tiếp cận nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn trên thị trường vốn, trong đó có hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp và cho phép các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS kinh doanh đa ngành được hạch toán dùng phần lợi nhuận kinh doanh BĐS để bù đắp các khoản kinh doanh bị lỗ của các lĩnh vực khác.

Theo ông Lê Hoàng Châu, quy định hiện nay, chủ đầu tư được phép huy động vốn 80 - 85% tổng mức đầu tư của dự án có sử dụng đất. Ngoài nguồn vốn chủ sở hữu ban đầu thì trong giai đoạn triển khai thực hiện dự án (chưa đến thời điểm đủ điều kiện huy động vốn từ khách hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai) thì chủ đầu tư rất cần các nguồn vốn bổ sung, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn trên thị trường vốn, trong đó có trái phiếu doanh nghiệp.

Nguồn vốn tín dụng có vị trí rất quan trọng là “bà đỡ” để thực hiện dự án. Nhưng, do Ngân hàng Nhà nước đang thực hiện lộ trình hạn chế dần tín dụng vào các lĩnh vực rủi ro, trong đó có BĐS và nhất là hiện nay các ngân hàng thương mại đang có xu hướng “siết” tín dụng đối với BĐS nên các doanh nghiệp BĐS đặt kỳ vọng vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp để bù đắp thiếu hụt nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

Bên cạnh đó, ở nước ta, thị trường vốn vẫn chưa phát triển đầy đủ, các quỹ đầu tư BĐS, quỹ REIT quá nhỏ bé, nên các doanh nghiệp BĐS phải dựa vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang chiếm khoảng 38% GDP. Nếu Nhà nước “siết” cả tín dụng và trái phiếu doanh nghiệp thì sẽ “đứt gẫy” dòng vốn đầu tư, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ “ngộp thở”, nhất là trong lúc thanh khoản bị sụt giảm.

Thị trường vốn vẫn chưa phát triển đầy đủ, các quỹ đầu tư BĐS, quỹ REIT quá nhỏ bé, nên các doanh nghiệp BĐS phải dựa vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang chiếm khoảng 38% GDP.
Thị trường vốn vẫn chưa phát triển đầy đủ, các quỹ đầu tư BĐS, quỹ REIT quá nhỏ bé, nên các doanh nghiệp BĐS phải dựa vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang chiếm khoảng 38% GDP.

“Không vì một số ít doanh nghiệp có sai phạm, vi phạm pháp luật mà “siết quá chặt, siết quá đà, siết cả doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng, tuân thủ pháp luật” đang chiếm đa số trong nền kinh tế”, ông Châu nhấn mạnh và kiến nghị, Ngân hàng Nhà nước cần có chỉ đạo để các ngân hàng thương mại tiếp tục cho vay đối với các chủ đầu tư có uy tín và dự án có tính khả thi và cho các cá nhân, hộ gia đình vay để mua, thuê mua nhà ở, để xây dựng, sửa chữa nhà ở.

Ông Lê Hoàng Châu cũng đồng tình với Bộ Tài chính trình Chính phủ xem xét sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP theo hướng chấn chỉnh hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp, tăng tính minh bạch, lành mạnh và bổ sung các biện pháp về đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp phát hành trái phiếu, đơn vị tư vấn phát hành trái phiếu, để thị trường trái phiếu trở thành một kênh huy động vốn xã hội hoá hiệu quả, lành mạnh cho nền kinh tế và thị trường BĐS.

Mặt khác, ông Châu cũng đề nghị sửa đổi Luật Thuế theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ để cho phép các tập đoàn, doanh nghiệp BĐS kinh doanh đa ngành được dùng phần lợi nhuận kinh doanh BĐS để bù đắp các khoản lỗ thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác, để đảm bảo công bằng giữa các doanh nghiệp.

Xem thêm

HoREA: Đề xuất tháo gỡ quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư

HoREA: Đề xuất tháo gỡ quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư

Theo lãnh đạo HoREA, việc tháo gỡ quyền sử dụng đất cho nhà đầu tư “có quyền sử dụng đất khác không phải là đất ở” là cần thiết nhằm giúp làm tăng nguồn cung nhà ở đáp ứng nhu cầu nhà ở của các tầng lớp nhân dân và tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.
HoREA đề xuất ưu tiên dân địa phương đấu giá đất trước

HoREA đề xuất ưu tiên dân địa phương đấu giá đất trước

Một trong những kiến nghị đáng chú ý của HoREA về sửa đổi quy định dưới Luật về tách thửa đất là cần bổ sung quy định đối tượng tham gia hộ đấu giá các lô đất ở phải là người trong xã, nếu họ không tham gia mới cho phép người ngoài xã đấu giá đất.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…