6 kỹ năng kinh doanh cần có khi khởi nghiệp

Những kỹ năng sau đây sẽ giúp khởi nghiệp viên vận hành doanh nghiệp của mình một cách tốt hơn.
6 kỹ năng kinh doanh cần có khi khởi nghiệp

Kỹ năng nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp cho khởi nghiệp viên những thông tin quan trọng về lĩnh vực thị trường mà mình hoạt động. Ngoài ra, việc này giúp khởi nghiệp phát triển kế hoạch kinh doanh và thích ứng với thị trường trong tương lai. Những yếu tố được ưu tiên khi nghiên cứu thị trường sẽ là:

- Xu hướng thị trường, mức độ hấp dẫn, mức độ cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng, xu hướng bán hàng.

- Kiểm tra hồ sơ các đối thủ cạnh tranh và đối chiếu với doanh nghiệp mình.

- Nhân khẩu học của khách hàng, vị trí địa lý, khách hàng điển hình, khách hàng tiềm năng.

Thử nghiệm những ý tưởng kinh doanh

Trong bối cảnh hiện tại, không khó để thử nghiệm các ý tưởng trong kinh doanh. Có thể sử dụng internet, tham khảo những mô hình tương tự và phân tích điểm mạnh điểm yếu. Nếu cảm thấy phù hợp, hãy tiến hành trên một phạm vi nhỏ hẹp và đánh giá mức độ thành công trước khi quyết định áp dụng rộng rãi.

Phát triển kế hoạch kinh doanh

Thị trường thay đổi từng ngày và mô hình kinh doanh cho dù hoàn hảo đến mấy cũng có thể phải chỉnh sửa. Ngoài ra, phải liên tục tìm thêm những nguồn doanh thu mới và tham khảo những động thái của đối thủ trên thị trường

Tiết kiệm chi phí

Khởi nghiệp sẽ cần một lượng tiền nhất định để xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư nhân lực trong khi chưa thể hoạt động để có doanh thu ngay được. Do đó, cần có kế hoạch chi tiêu tiết kiệm và hợp lý trong giai đoạn đầu cũng như trong suốt quá trình phát triển.

Nghệ thuật đàm phán

Thương lượng là một trong những kỹ năng mạnh nhất một doanh nhân có thể có được. Khi cơ hội đến, khởi nghiệp phải biết làm thế nào để thương lượng với mức giá thấp nhất có thể và bán sản phẩm, dịch vụ với mức giá cao nhất có thể. Tuy nhiên, nếu kỹ năng đàm phán của khởi nghiệp chưa tốt, hãy nghiên cứu nghệ thuật đàm phán và thực hành làm việc đó bất cứ khi nào có cơ hội.

Biết chấp nhận thất bại.

Thương trường là chiến trường, thất bại là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên hãy học cách chấp nhận thất bại để đổi lấy kinh nghiệm và nhìn nhận lại minh. Cần giữ một tinh thần cởi mở và ý chí bền bỉ trước những khó khăn và chấp nhận đương đầu với nó, bởi nếu né tránh, sẽ lại có khó khăn khác tìm đến.

Ngoài ra, nên tìm hiểu những mô hình kinh doanh tương tự để tránh đi phải những vết xe đổ của người đi trước.

Có thể bạn quan tâm

Ông Hà Trọng Khiêm, Phó Tổng giám đốc MB (bên trái) nhận giải thưởng “Ngân hàng tiêu biểu về tín dụng xanh”

MB được vinh danh ‘Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024’

Với cú đúp giải thưởng ‘Ngân hàng Tiêu biểu về Tín dụng xanh’ và ‘Ngân hàng Tiêu biểu vì Cộng đồng’, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) một lần nữa khẳng định những bước đi tiên phong trong hành trình phát triển bền vững của mình với mục tiêu mang lại những giá trị tốt đẹp cho môi trường và xã hội...

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Bee Logistics hợp tác tài chính toàn diện cùng Techcombank

Techcombank và Bee Logistics thống nhất cùng triển khai bộ giải pháp tài chính toàn diện: Giải pháp quản lý dòng tiền tích hợp, giải pháp vốn lưu động, đầu tư và các giải pháp giao dịch và tài trợ cho hệ sinh thái của Bee Logistics...

Đại diện Lãnh đạo BIDV và Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại buổi làm việc

Việt Nam có thêm 50 triệu EUR vốn tín dụng khí hậu xanh

BIDV đã huy động nhiều nguồn vốn xanh từ các Nhà tài trợ nước ngoài để phục vụ, cho vay lại tới khách hàng; trong đó những dự án lớn của AFD do BIDV triển khai đã đem lại hiệu quả tích cực tới môi trường xã hội...