8 hiệp hội lên tiếng về Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Một số hiệp hội và doanh nghiệp tư nhân cho rằng dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở không phù hợp, không cần thiết với doanh nghiệp tư nhân.
8 hiệp hội lên tiếng về Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở

Các Hiệp hội ngành hàng bao gồm: Da giày – Túi xách Việt Nam, Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, Lương thực thực phẩm TP.HCM, Thực phẩm minh bạch, Dệt may Việt Nam, Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chè Việt Nam, Các nhà sản xuất xe máy vừa có công văn gửi Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Theo văn bản này, các Hiệp hội cho biết cộng đồng doanh nghiệp chỉ được biết Dự thảo Luật thông qua báo chí, truyền hình mà chưa nhận được bất cứ thông tin đề nghị, yêu cầu tham gia đóng góp ý kiến cũng như có các buổi họp, hội thảo giải thích, lấy ý kiến chính thức về Dự thảo Luật, trong khi doanh nghiệp là đối tượng chịu tác động lớn của Luật này.

Văn bản của các Hiệp hội cũng đề xuất một số góp ý cho dự thảo Luật, trong đó các Hiệp hội đặc biệt nhấn mạnh việc áp dụng Luật này cho doanh nghiệp tư nhân sẽ gây rất nhiều khó khăn và chưa phù hợp. Bởi vì, cơ cấu vận hành của doanh nghiệp tư nhân khác hoàn toàn với doanh nghiệp nhà nước.

Lập luận của các Hiệp hội đưa ra là doanh nghiệp tư nhân tự đầu tư để gây dựng doanh nghiệp bằng chính nguồn vốn của mình, không phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước, vì vậy doanh nghiệp tư nhân có quyền quyết định trong việc quản trị doanh nghiệp mà không cần phải hỏi ý kiến Người lao động.

Do đó, nếu có áp dụng luật, thì nên áp dụng trên phương diện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Nhưng những điều luật này đã được nêu trong Bộ luật Lao động và Luật Công đoàn.

Trong khi, các doanh nghiệp đang thực hiện tốt các Luật này, nên các Hiệp hội lo ngại sẽ sinh ra chồng chéo, trùng lặp khi Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở được đưa vào thực hiện.

Một điểm bất cập khác, đó là việc cung cấp và công khai hết toàn bộ thông tin của doanh nghiệp đặc biệt là những thông tin bí mật trong quản trị doanh nghiệp (tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình hoạt động, thang lương, bảng lương...) cho toàn thể người lao động, Công đoàn, ban thanh tra nhân dân là không phù hợp, không chính đáng, đi ngược lại với quyền tự chủ của doanh nghiệp theo Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp và Luật Sở hữu trí tuệ. Hơn nữa, doanh nghiệp đã vận hành và tuân thủ theo rất nhiều quy định pháp luật (Luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Thuế, Hải quan, Môi trường, Luật Sở hữu trí tuệ....), công văn của Các hiệp hội nhấn mạnh.

Đặc biệt, các Hiệp hội còn lo ngại việc trao quyềncho người lao động, ban thanh tra nhân dân quá nhiều, vượt quá quyền lợi hợp pháp chính đáng, khiến cho người lao động dễ dàng phát sinh ra yêu sách, kết bè phái, gây nhiễu cho chủ doanh nghiệp...

Xem thêm

NHNN trình bày Tờ trình dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

NHNN trình bày Tờ trình dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi)

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng trình bày Tờ trình của Chính phủ về dự thảo Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi). Đồng thời, báo cáo thẩm tra của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án Luật.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...