8 thương hiệu lớn muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của PVOIL

Việc Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PVOIL) tiến hành IPO vào khoảng cuối tháng 1 tới đang trở thành tâm điểm khi có nhiều thương hiệu muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược.
8 thương hiệu lớn muốn trở thành nhà đầu tư chiến lược của PVOIL

Hiện, phía PVOIL đã nhận được hồ sơ của 8 nhà đầu tư đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược, trong đó có 6 nhà đầu tư nước ngoài có tên tuổi lớn (như Shelf, Idemitsu, Puma, KPE, PTT, một công ty của Hàn Quốc) và 2 nhà đầu tư Việt Nam (Quỹ đầu tư Sacom và Sovico).

Tuy hiện nay, mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người còn đang ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực (mức tiêu thụ là 77 lít/người/năm trong khi ở Indonesia là 124 lít/người/năm, Malaysia là 394 lít/người/năm…); đồng thời tỷ lệ sử dụng ô tô cũng thấp nhất trong khối ASEAN (Thái Lan là 232 xe/1.000 người; Malaysia là 405 xe/1.000 người còn Việt Nam chỉ đạt 22 xe/1.000 người), nhưng mức độ tăng trưởng GDP tại Việt Nam lại rất cao trong khu vực và trên thế giới. Sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh dẫn tới nhu cầu về vận chuyển hàng hoá gia tăng. Thu nhập bình quân đầu người tăng kéo theo nhu cầu về sở hữu ô tô và các phương tiện giao thông tăng mạnh.

Đặc biệt, với những chính sách mới của Chính phủ như từ tháng 9/2016 triển khai dán tem niêm phong đồng hồ cột bơm xăng dầu; từ 1/7/2018 triển khai chứng từ điện tử xăng dầu để kiểm soát thị trường... đã giúp giảm tình trạng gian lận thương mại. Đặc biệt, lộ trình triển khai kinh doanh xăng sinh học của Chính phủ đã giúp các công ty sản xuất nhiên liệu sinh học phục hồi hoạt động, trong đó PVOIL đang có 3 nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học.

Ông Đinh Quang Hoàn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Chứng khoán Bản Việt đánh giá, PVOIL đang có nhiều tiềm năng lớn để phát triển DN.

Những tiềm năng đó được thể hiện qua dư địa phát triển của PVOIL còn rất lớn. Trước hết, PVOIL đang là DN duy nhất tại Việt Nam tổ chức tiếp thị và thực hiện dịch vụ ủy thác xuất, bán dầu thô Việt Nam và dầu thô của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam khai thác tại các mỏ nước ngoài với sản lượng bình quân 15 triệu tấn/năm; cung cấp toàn bộ dầu thô nguyên liệu cho Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với sản lượng bình quân 7 triệu tấn/năm từ nguồn trong nước và nhập khẩu.

Về cơ sở vật chất, hiện PVOIL có hơn 30 kho xăng dầu lớn nhỏ được trang bị đồng bộ về công nghệ và ứng dụng các phần mềm quản lý hàng hóa và điều khiển tự động hóa (ERP, TAS, SCADA) với sức chứa gần 1 triệu m3 trải dài khắp cả nước; hệ thống cầu cảng đường thủy và đường sông từ 300-50.000 DWT bảo đảm việc nhập xuất xăng dầu phục vụ kinh doanh; 120 xe bồn vận chuyển xăng dầu tổng dung tích 2.000 m3; 7 xà lan tổng dung tích 4.000 m3; quản lý sử dụng gần 1,5 triệu m2 đất phục vụ kinh doanh là các kho xăng dầu và cửa hàng xăng dầu (CHXD), trong đó công ty mẹ quản lý 600.000 m2.

Đây là một trong những yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư bởi khi “rút hầu bao”, số vốn của các nhà đầu tư không phải dành nhiều cho tài sản cố định. Vì vậy, khả năng lưu thông dòng vốn sẽ nhanh hơn, từ đó tăng tỉ suất lợi nhuận cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, thị trường của PVOIL đang phủ khắp 63 tỉnh, thành phố trên cả nước với khoảng 3.500 CHXD, trong đó có gần 540 CHXD do PVOIL trực tiếp quản lý/vận hành và 3.000 CHXD đại lý. Tại nước bạn Lào, PVOIL có 120 CHXD tại 16/18 tỉnh, thành phố với chuỗi kinh doanh khép kín, đồng bộ, từ khâu tạo nguồn đến khâu phân phối.

Đặc biệt, hiện nay, hầu hết các CHXD của PVOIL chưa triển khai các hoạt động kinh doanh phi xăng dầu (non-oil services), như: Cửa hàng bán lẻ tiện ích (mini mart), rửa xe-thay dầu nhớt, café… trong khi các hoạt động này có tiềm năng đem lại dòng tiền mặt dồi dào, lợi nhuận đáng kể, bền vững.

Đây chính là tiềm năng phát triển trong tương lai nhằm gia tăng lợi nhuận của PVOIL. Bởi theo kinh nghiệm của các công ty kinh doanh xăng dầu khu vực ASEAN, lợi nhuận từ các hoạt động này có thể tương đương lợi nhuận bán lẻ xăng dầu.

Một trong những điểm nhấn mà các nhà đầu tư nước ngoài “chấm” PVOIL chính là dư địa để phát triển thị trường. Điều đó thể hiện qua việc thị phần của PVOIL là 20-22%, đồng nghĩa với việc PVOIL còn nhiều dư địa phát triển so với mức trần 50% thị phần theo quy định của Luật Cạnh tranh. Bên cạnh đó, với quy mô sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính hiện tại và kinh nghiệm thành công trong rất nhiều thương vụ M&A thời gian qua, PVOIL có điều kiện thuận lợi để mua lại các công ty nhỏ (thông qua M&A) trong tương lai nhằm nhanh chóng mở rộng hệ thống bán lẻ, nâng cao sản lượng, gia tăng mạnh mẽ thị phần và từ đó cải thiện hiệu quả SXKD.

Kinh doanh, cung cấp nhiên liệu bay (JET A1) tại các sân bay cũng là hoạt động kinh doanh tiềm năng của PVOIL. Ngành vận tải hàng không của Việt Nam đang phát triển hết sức nhanh chóng nhưng hiện tại mới chỉ có 2 nhà cung cấp nhiên liệu hàng không là Skypec và Petrolimex Aviation. Thực tế mở ra cơ hội rất lớn cho PVOIL tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này.

Với những lợi thế trên, PVOIL đang có sức hấp dẫn rất lớn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…