Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 32,3 tỷ đồng, tăng 115,3% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, còn có 8.470 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2019, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng lên 16.746 doanh nghiệp.
Một số lĩnh vực hoạt động có số doanh nghiệp thành lập mới giảm nhiều là: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy, giảm 38,6% so với cùng kỳ năm 2019; khai khoáng giảm 32,6%; y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giảm 23,9%; xây dựng giảm 15,1%; công nghiệp chế biến chế tạo giảm 7%.
Có 5 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: sản xuất phân phối điện, nước, gas tăng 8,6%; thông tin và truyền thông tăng 8%; khoa học, công nghệ, dịch vụ tư vấn, thiết kế, quảng cáo và chuyên môn khác tăng 4,6%; giáo dục, đào tạo tăng 2% và dịch vụ lưu trú ăn uống tăng 0,2%.
Ngoài ra, số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 11.702 doanh nghiệp, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm trước; số doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể là 5.555 doanh nghiệp, giảm 54,8%, trong đó có 615 doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo chương trình chuẩn hóa dữ liệu từ năm 2018, 2.133 doanh nghiệp thông báo giải thể và 2.807 doanh nghiệp chờ làm thủ tục giải thể với cơ quan thuế.
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể trong tháng 1 là 1.621 doanh nghiệp, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có 594 doanh nghiệp, giảm 18,9% so với cùng kỳ năm 2019; công nghiệp chế biến, chế tạo có 191 doanh nghiệp, tăng 3,8%; xây dựng có 138 doanh nghiệp, giảm 22,5%...
Trong tháng 1, cả nước còn có 3.496 doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký, giảm 26,7% so với cùng kỳ năm trước.