9 tháng, QLTT Hà Nội kiểm tra, xử lý hơn 3.500 vụ việc liên quan đến hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Hà Nội cho biết, 9 tháng năm 2022 lực lượng QLTT của thành phố đã kiểm tra, xử lý hơn 3.500 vụ việc liên quan đến hàng lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Từ những vụ việc đã phát hiện, xử lý Cục QLTT Hà Nội thu tổng số tiền lên đến 85,1 tỷ đồng. Trong đó, xử phạt hành chính 35,9 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu 16,6 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy, tái chế 32,6 tỷ đồng.

Trong lĩnh vực xăng dầu, lực lượng đã phát hiện, kiểm tra xử lý 142 vụ. Xử phạt vi phạm hành chính hơn 1 tỷ đồng.

Một việc điển hình như ngày 02/08, Đội QLTT số 20 phối hợp với lực lượng chức năng liên quan trên địa bàn huyện Đan Phượng tiến hành kiểm tra cửa hàng xăng dầu tại địa chỉ đường Tỉnh Lộ 422, cụm 8, xã Tân Lập, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Lực lượng QLTT Hà Nội tiến hành kiểm soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu
Lực lượng QLTT Hà Nội tiến hành kiểm soát các cửa hàng bán lẻ xăng dầu

Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện chất lượng trong bồn chứa gồm 1.200 lít xăng Ron 95-III và 1.500 lít dầu Diezel 0,05S-II không đạt chất lượng.

Sau đó, UBND thành phố Hà Nội đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ cơ sở này số tiền 701.216.200 đồng và buộc cơ sở này thu hồi và thay đổi mục đích sử dụng đối với mặt hàng xăng Ron 95-III và dầu Điezel 0,05S-II.

Tuy đạt được những kết quả nhất định, nhưng trước tình hình diễn biến phức tạp của các hoạt động kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả trong 03 tháng cuối năm 2022, đặt biệt là trong các tháng cận Tết Nguyên đán.

Do đó, lãnh đạo Cục QLTT đã có những chỉ đạo các đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện, đảm bảo hiệu quả công việc, góp phần minh bạch thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi các doanh nghiệp làm ăn chân chính và người tiêu dùng…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.