ACB hoàn tất huy động 13.000 tỷ đồng trái phiếu

Tổng giá trị trái phiếu được ACB huy động thành công đến hiện tại là 13.000 tỷ đồng. Việc phát hành này được Hội đồng quản trị của ACB thông qua bằng nghị quyết vào tháng 7 vừa qua…

13.000 tỷ đồng trái phiếu này được phát hành theo nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua vào tháng 7 vừa qua.
13.000 tỷ đồng trái phiếu này được phát hành theo nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua vào tháng 7 vừa qua.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã chứng khoán: ACB) vừa công bố thông tin huy động thành công 5 đợt trái phiếu trong lần 1 năm 2023 với tổng giá trị phát hành 13.000 tỷ đồng.

Văn bản công bố thông tin kết quả chào bán trái phiếu trong nước của ACB gửi đến Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cho thấy, đây là lần phát hành đầu tiên của ngân hàng này trong năm 2023 với 5 đợt phát hành.

Theo đó, đợt trái phiếu đầu tiên trong lần 1 này có mã ACBL2325001, được ACB phát hành và hoàn thành trong ngày 7/8 vừa qua. Giá trị phát hành 2.500 tỷ đồng, bao gồm 25.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu.

Đợt trái phiếu thứ hai có mã ACBL2325002, được ACB phát hành và hoàn tất trong ngày 11/8. Giá trị phát hành của đợt 2 bằng đợt 1 là 2.500 tỷ đồng, cũng gồm 25.000 có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu.

Đợt phát hành thứ ba là lô trái phiếu có mã ACBL2325003, được phát hành và hoàn tất trong ngày 15/8. Giá trị phát hành của đợt này là 1.500 tỷ đồng, với 15.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu/trái phiếu.

Đợt phát hành thứ tư với lô trái phiếu có mã ACBL2325004, được phát hành và hoàn thành trong ngày 25/8. Giá trị phát hành giống đợt phát hành liền kề trước đó là 1.500 tỷ đồng và cũng bao gồm 15.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu.

Đợt thứ năm là lô trái phiếu có mã ACBL2325005, được phát hành ngày 12/9. Giá trị phát hành là 5.000 tỷ đồng, gồm 50.000 trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng/trái phiếu. Đây cũng là lô trái phiếu có giá trị phát hành lớn nhất trong 5 đợt trong lần 1 năm 2023.

Cả 5 đợt phát hành này, trái phiếu đều có kỳ hạn 2 năm và sẽ đáo hạn năm 2025. Đồng thời, các lô trái phiếu này đều có mức lãi suất cố định 6,5%/năm và sẽ được mua lại trước hạn theo thỏa thuận của hai bên.

Tổ chức thực hiện đăng ký lưu ký cho các thương vụ này là Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam và tổ chức có liên quan là Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect.

Việc phát hành lần 1 năm 2023 của ACB được Hội đồng quản trị của ngân hàng này thông qua bằng nghị quyết vào tháng 7 vừa qua. Theo đó, tổng mệnh giá phát hành tối đa 20.000 tỷ đồng. Gồm tối đa 200 triệu trái phiếu có mệnh giá 100 triệu đồng hoặc bội số của 100 triệu đồng/trái phiếu.

Kỳ hạn trái phiếu được phê duyệt ở mức tối đa 5 năm, với dự kiến 20 đợt phát hành.

Đồng thời, cũng theo nghị quyết này, lãi suất được cố định suốt thời hạn trái phiếu và mức lãi suất cụ thể của từng đợt tùy theo điều kiện thị trường, nhu cầu của nhà đầu tư.

Mục đích phát hành được ACB cho biết, nhằm phục vụ nhu cầu cho vay, đầu tư cũng như đảm bảo tuân thủ các chỉ tiêu an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...