ACB huy động gần 13.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2 tháng

Trong vòng 2 tháng, ACB đã phát hành thành công tổng cộng 4 lô trái phiếu với tổng giá trị 12.670 tỷ đồng...

ACB huy động gần 13.000 tỷ đồng trái phiếu trong 2 tháng

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (mã chứng khoán: ACB) vừa có báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) kết quả phát hành trái phiếu đợt 3 lần 1/2024 với tổng giá trị phát hành là 2.270 tỷ đồng.

Theo đó, lô trái phiếu này có mã ACBH2429003 gồm 2.280 trái phiếu với mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu là 5 năm, phát hành ngày 28/6/2024 và dự kiến đáo hạn ngày 28/6/2029. Ngày kết thúc việc nộp tiền của nhà đầu tư là 10/7/2024 và lãi suất phát hành của lô trái phiếu trên là 6,1%/năm.

Trước đó, ACB đã phát hành thành công tổng cộng 3 lô trái phiếu trong tháng 6 và tháng 7/2024. Trong đó, đợt trái phiếu đầu tiên trong lần 1/2024 có mã ACBL2426001, được ACB phát hành và hoàn thành vào ngày 4/6/2024. Lô trái phiếu bao gồm 5.000 trái phiếu, có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu. Tương ứng giá trị phát hành 5.000 tỷ đồng.

Đợt trái phiếu thứ hai có mã ACBL2426002, được phát hành và hoàn tất vào ngày 5/6/2024. Giá trị phát hành của đợt 2 bằng đợt 1 là 5.000 tỷ đồng, bao gồm 5.000 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.

Đợt phát hành thứ tư là lô trái phiếu có mã ACBL2427004, được phát hành và hoàn tất vào ngày 2/7/2024 với tổng giá trị phát hành là 400 tỷ đồng, gồm 400 trái phiếu có mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu.

Như vậy, chỉ trong vòng 2 tháng, ACB đã phát hành thành công tổng cộng 4 lô trái phiếu lần 1/2024 với tổng giá trị 12.670 tỷ đồng.

Một thông tin đáng chú ý khác, gần đây ACB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 44.666 tỷ đồng thông qua việc phát hành 582,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương ứng tỷ lệ 15%, tương ứng mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận được 15 cổ phiếu mới.

Về kết quả hoạt động kinh doanh quý 1/2024, ACB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt 6.721 tỷ đồng, tăng 8,1% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, lãi từ hoạt động dịch vụ đạt 745,2 tỷ đồng, tăng 18,8%. Lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh cũng tăng 356,9%, lên mức 196,3 tỷ đồng. Mảng chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi 204 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 1 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đạt 233,3 tỷ đồng, giảm 46,7%. Lãi từ hoạt động khác cũng giảm 89% so với cùng kỳ, về mức 62,4 tỷ đồng.

Trong kỳ, chi phí hoạt động dịch vụ đạt hơn 537 tỷ đồng, tăng 19,8% so với cùng kỳ quý 2/2023. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 6,7% lên mức 4.885 tỷ đồng. Chi phí hoạt động dịch vụ cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ, đạt 512,2 tỷ đồng. Cùng với đó, chi phí hoạt động khác cũng tăng gấp 11,6 lần lên 109,9 tỷ đồng.

Kết quả, trong quý 2/2024, ACB báo lãi trước thuế đạt 4.892 tỷ đồng và lãi sau thuế đạt 3.905 tỷ đồng, lần lượt giảm 5,1% và 5,5% so với cùng kỳ quý 2/2023.

Tính đến hết tháng 3/2024, tổng tài sản của ACB đạt mức 727.297 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Dư nợ cho vay khách hàng tăng 3,8% lên mức 506.112 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cũng đạt hơn 492.804 tỷ đồng, tương ứng tăng 2,1%.

Tại thời điểm ngày 31/3/2024, tổng nợ xấu của ACB ở mức 7.348 tỷ đồng, tăng 24,8% so với cùng kỳ. Về cơ cấu nợ xấu, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) đạt mức hơn 1.182 tỷ đồng, tăng 25,7% so với cùng kỳ. Nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 36,6% lên 1.433 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đạt 4.733 tỷ đồng, tăng 21,4% so với thời điểm cuối năm 2023.

Trên thị trường chứng khoán, kết phiên giao dịch ngày 17/7, cổ phiếu ACB đóng cửa ở mức 24.500 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng trên thị trường đạt khoảng 109.433 tỷ đồng.

anh-chup-man-hinh-2024-07-17-luc-152440-8051.png
Thị giá cổ phiếu ACB trong thời gian gần đây

Trong báo cáo mới đây, Công ty Chứng khoán MB (MBS Research) dự phóng lợi nhuận sau thuế năm 2024 – 2025 của ACB tăng trưởng lần lượt 15% và 14% so với cùng kỳ, dựa trên tăng trưởng tín dụng năm 2024 và 2025 đạt lần lượt 16% và 15%, NIM tăng nhẹ 2 điểm cơ bản trong năm 2024 và 6 điểm cơ bản trong 2025 nhờ môi trường lãi suất thấp.

Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của ACB duy trì tốt với tỷ lệ nợ xấu (NPL) nằm trong nhóm thấp so với ngành và tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) vẫn đảm bảo ở mức 98% tại cuối 2024.

Hiện tại, ACB đang có mức P/B là 1,1x, thấp hơn so với các ngân hàng có cùng quy mô. Với ROE và ROA 2023 đạt lần lượt 21,9% và 2,4%, MBS Research cho rằng ACB xứng đáng với mức P/B mục tiêu 1,3x.

Xem thêm

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp quý 2/2024 đạt trên 1,17 triệu tỷ đồng, ngân hàng thành "trùm" phát hành

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp quý 2/2024 đạt trên 1,17 triệu tỷ đồng, ngân hàng thành "trùm" phát hành

Dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối quý 2/2024 giảm nhẹ so với cuối năm 2023, ở mức trên 1,17 triệu tỷ đồng. Còn giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong quý 2 đạt 91.219 tỷ đồng. Phần lớn trái phiếu được phát hành thuộc nhóm ngân hàng với 68.546 tỷ đồng, chiếm 75% tổng giá trị phát hành...

Vingroup đã mua lại trước hạn 250 triệu USD trái phiếu quốc tế

Vingroup đã mua lại trước hạn 250 triệu USD trái phiếu quốc tế

Tập đoàn Vingroup cho biết đã hủy niêm yết 1.250 trái phiếu còn lại của lô trái phiếu quốc tế năm 2021 tại Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore. Nguyên nhân bởi Vingroup đã mua lại toàn bộ số trái phiếu này trước hạn. Ước tính, Vingroup đã phải bỏ ra 250 triệu USD cho thương vụ này...

FiinRatings: Có tới 145.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp "có vấn đề”, phần lớn nằm ở nhóm Năng lượng

FiinRatings: Có tới 145.000 tỷ trái phiếu doanh nghiệp "có vấn đề”, phần lớn nằm ở nhóm Năng lượng

Ngành Năng lượng có tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề lớn nhất 42,7%, tiếp đến là Bất động sản 42,5% và Thương mại, dịch vụ 30,1%. Tính trên giá trị lưu hành, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp có vấn đề có sự suy giảm nhẹ từ 15,4% vào cuối năm 2023 xuống 14,1% vào thời điểm 30/5/2024...

Có thể bạn quan tâm

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Sau hơn một thập kỷ hợp tác, Techcombank thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền với Manulife. Quyết định này đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai của bancassurance. Với những thách thức đang hiện hữu, con đường phát triển của lĩnh vực này dường như vẫn còn rất mờ mịt...

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngành ngân hàng làm nóng sân chơi trái phiếu doanh nghiệp

Ngân hàng vẫn là động lực chính của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Theo VBMA, từ đầu năm đến nay, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp đạt 277.450 tỷ đồng, riêng nhóm ngân hàng đã chiếm tới 70,9% tổng giá trị...

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm sâu, bảo hiểm và chứng khoán đồng loạt khởi sắc

Lãi suất cho vay giảm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh; tăng trưởng tín dụng đạt khá. Thị trường bảo hiểm khởi sắc, doanh thu phí bảo hiểm tăng trở lại. Thị trường chứng khoán ghi nhận những tín hiệu phục hồi tích cực với thanh khoản cải thiện rõ rệt...

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Thanh khoản dồi dào, đà tăng lãi suất huy động đã chững lại

Xu hướng tăng lãi suất tiền gửi đã chậm lại trong tháng 9, khi chỉ một số ít ngân hàng điều chỉnh tăng lãi suất với mức tăng nhẹ từ 0,1 - 0,5 điểm phần trăm, cho thấy thanh khoản trong hệ thống ngân hàng vẫn khá dồi dào trong suốt những tuần đầu tháng...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ