ACB sẽ rút ngắn lộ trình thu hồi món nợ nghìn tỷ của nhóm công ty liên quan đến bầu Kiên

Dự kiến, ACB sẽ kết thúc thu hồi nợ tại Nhóm 6 công ty liên quan đến bầu Kiên vào năm 2017 thay vì năm 2018 như lộ trình cũ, bằng cách trích lập dự phòng bổ sung.
ACB sẽ rút ngắn lộ trình thu hồi món nợ nghìn tỷ của nhóm công ty liên quan đến bầu Kiên

Ngân hàng TMCP Á Châu (mã: ACB) vừa công bố những thông tin tích cực trong lộ trình thu hồi nợ tại Nhóm sáu công ty liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, tức bầu Kiên.

Cụ thể, vào ngày 7/12/2016, ngân hàng đã gửi công văn đến NHNN về việc trích lập dự phòng bổ sung để rút ngắn lộ trình thu hồi nợ nhóm 6 công ty và kết thúc vào năm 2017. Vào ngày 29/12/2016, NHNN đã phê duyệt đề nghị trên.

Theo đó, ngân hàng được phép trích lập thêm 800 tỷ đồng trong năm 2016 so với lộ trình thu hồi nợ nêu trên và lộ trình thu hồi nợ sẽ được điều chỉnh lại với số tiền thu hồi trong năm 2016 và 2017 lần lượt là 3.000 tỷ đồng và 2.016 tỷ đồng.

Trước đó, vào tháng 8/2013, NHNN thông báo cho ngân hàng kết quả về cuộc thanh tra toàn diện hoạt động của ngân hàng năm 2012. Dựa trên kết quả của cuộc thanh tra, ngân hàng đã lập kế hoạch trích lập dự phòng và thoái thu lãi của nhóm 6 công ty và gửi NHNN theo yêu cầu của Đề án “Cơ cấu lại hệ thống tín dụng giai đoạn 2011-2015.

Vào ngày 25/12/2015 ngân hàng đã gửi công văn đề nghị NHNN xem xét chấp thuận cho việc phân loại nợ, điều chỉnh kế hoạch thu hồi nợ và trích lập dự phòng của nhóm 6 công ty.

Vào ngày 29/12/2015, NHNN đã ban hành công văn phê duyệt đề nghị trên, Theo lộ trình thu hồi nợ đã được phê duyệt trong công văn này, các số dư của nhóm 6 công ty sẽ được thu hồi hằng năm với số tiền lần lượt là 814 tỷ đồng, 2.200 tỷ đồng, 1.816 tỷ đồng và 1.000 tỷ đồng bắt đầu từ năm 2015 và kết thúc vào năm2 018.

Cũng theo công văn này, ngân hàng tiếp tục phân loại nợ của nhóm 6 công ty vào nhóm 2 – nợ cần chú ý và trích lập thêm dự phòng hàng năm cho toàn bộ dư nợ không thu hồi được theo lộ trình được NHNN phê duyệt.

Hiện, số dư nợ cho vay 1.427 tỷ đồng của 4 trong nhóm 6 công ty tại ngày 31/12/2016 (31/12/2015: 1.866 tỷ đồng) được phân loại vào nhóm 2 – nợ cần chú ý và được trích lập dự phòng với tỷ lệ 5% trên số dư nợ cho vay sau khi trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo theo Thông tư 02 và Thông tư 09. Đồng thời, ngân hàng đã trích lập thêm 146 tỷ đồng dự phòng cho vay khách hàng cho số dư nợ không thu hồi được theo lộ trình phải thu năm 2016.

Số dư trái phiếu 1.837 tỷ đồng của 3 công ty trong nhóm 6 công ty tại ngày 31/12/2016 (31/12/2015: 2.734 tỷ đồng trái phiếu của 4 công ty trong nhóm 6 công ty) được phân loại theo nhóm nợ của khoản cho vay của nhóm 6 công ty, nhóm 2 – nợ cần chú ý và được trích lập dự phòng với tỷ lệ 5% trên số dư trái phiếu sau khi trừ đi giá trị khấu trừ của tài sản đảm bảo theo Thông tư 02 và Thông tư 09. Đồng thời, ngân hàng đã trích lập thêm 1.000 tỷ đồng dự phòng trái phiếu cho số dư nợ không thu hồi được theo lộ trình phải thu trong năm 2016 theo Công văn 1044.

Số dư các khoản phải thu 648 tỷ đồng của 3 công ty trong nhóm 6 công ty tại ngày 31/12/2016 (31/12/2015: 1.166 tỷ đồng). Các khoản phải thu này được trích dự phòng với tỷ lệ 30% trên số dư các khoản phải thu này tại ngày 31/12/2014 theo Công văn 8879.

ACB sẽ rút ngắn lộ trình thu hồi món nợ nghìn tỷ của nhóm công ty liên quan đến bầu Kiên ảnh 1

Theo Kim Tiền/Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...