Agribank lãi trước thuế gần 9.500 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, bổ sung 3.500 tỷ vốn điều lệ

6 tháng đầu năm 2021, Agribank có lợi nhuận trước thuế đạt 9.464 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Trong kỳ, nhờ chi phí lãi tiền gửi giảm hơn 11% đã giúp thu nhập lãi thuần của Agribank đạt hơn 25.973 tỷ đồng, tăng 29,1%.
Agribank lãi trước thuế gần 9.500 tỷ đồng 6 tháng đầu năm, bổ sung 3.500 tỷ vốn điều lệ

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) vừa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ 6 tháng đầu năm với lợi nhuận trước thuế đạt 9.464 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ năm trước.

Trong kỳ, nhờ chi phí lãi tiền gửi giảm hơn 11% đã giúp thu nhập lãi thuần của Agribank đạt hơn 25.973 tỷ đồng, tăng 29,1%. 

Về các khoản thu ngoài lãi, mảng dịch vụ đóng góp 2.527 tỷ đồng lãi thuần (tăng 22,1%) với động lực chính từ các dịch vụ thanh toán. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tuy chưa đem lại thu nhập song vẫn thu về cho ngân hàng 20,8 tỷ đồng nhờ hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán.

Bên cạnh đó, lãi thuần từ các hoạt động kinh doanh khác đã tăng trưởng gần 60%, đạt 4.294 tỷ đồng.

Hai quý đầu năm, tổng thu nhập hoạt động của Agribank đạt hơn 33.581 tỷ đồng, tăng gần 32%; trong khi đó, ngân hàng còn cắt giảm được 5,9% chi phí hoạt động so với cùng kỳ. Nhờ vậy, lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ghi nhận mức kỷ lục 22.115 tỷ đồng, tăng trưởng 66,5%.

Agribank đã đẩy mạnh việc dự phòng rủi ro khi trích lập hơn 12.650 tỷ đồng trong kỳ, gần gấp đôi so với nửa đầu năm ngoái. Do đó, sau khi trừ đi chi phí này, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng còn 9.464 tỷ đồng.

Sau khi được Chính phủ thông qua phương án cấp bổ sung vốn vào năm ngoái, trong 6 tháng đầu năm nay, vốn điều lệ của Agribank đã được bổ sung thêm 3.500 tỷ đồng lên mức 34.233 tỷ đồng.

Cũng liên quan đến nguồn vốn, tiền gửi khách hàng của Agribank đã tăng 4,2% lên hơn 1,467 triệu tỷ đồng, chủ yếu tăng tại nhóm tiền gửi có kỳ hạn.

Tính đến 30/6/2021, tổng tài sản của Agribank đạt hơn 1,62 triệu tỷ đồng, tăng 3,5% so với hồi đầu năm. Dư nợ cho vay khách hàng tăng nhẹ 1,6% lên hơn 1,23 triệu tỷ đồng.

Nổi bật, dư nợ xấu nội bảng sau 6 tháng đã tăng 13,5% lên 24.419 tỷ đồng. Mặc dù nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) đã giảm 12,5% xuống 14.311 tỷ đồng; song, nợ dưới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3) tăng gần 90% lên 5.211 tỷ đồng; nợ nghi ngờ (nhóm 4) tăng gấp đôi lên 4.906 tỷ đồng. 

Tỷ lệ nợ xấu qua đó tăng từ mức 1,78% cuối năm ngoái lên 1,98% cuối quý II/2021.

Với việc nâng "bộ đệm" dự phòng rủi ro cho vay lên 32.074 tỷ đồng (tăng 34,3%), tỷ lệ bao phủ nợ xấu của Agribank đã tăng từ mức 110% lên 131%.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...