AirAsia trở lại thành phố Hồ Chí Minh, chào đón du khách giữa Malaysia và Việt Nam

AirAsia đón chào quyết định mở cửa biên giới quốc tế của Malaysia hôm nay với chuyến bay đầu tiên sau đại dịch giữa Kuala Lumpur và Thành phố Hồ Chí Minh.
Mở lại đường bay Malay-Việt Nam tại Tân Sơn Nhất
Mở lại đường bay Malay-Việt Nam tại Tân Sơn Nhất

Không khí hân hoan đang ngập tràn trụ sở của AirAsia tại sân bay klia2 ở Sepang, Malaysia sau khi hãng hàng không khởi động lại 12 chuyến bay quốc tế tới 8 quốc gia, bao gồm cả chuyến bay mở màn đầu tiên tới Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.

Các chuyến bay đầu tiên khác khởi hành trong ngày đầu khởi động lại có điểm đến là các quốc gia Indonesia, Singapore, Thái Lan, Bangladesh, Philippines và Ấn Độ.

Đội ngũ của AirAsia bao gồm phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất đều được tiêm phòng đầy đủ và sẵn sàng phục vụ các du khách đang tranh thủ thời điểm AirAsia khôi phục đường bay quốc tế để đáp ứng nhu cầu di chuyển hàng không đang sôi sục do dồn đọng tại khu vực.

Lễ chào mừng và đón tiễn chuyến bay đầu tiên sau khi khôi phục đường bay quốc tế tới thành phố Hồ Chí Minh hậu đại dịch cũng đã được tổ chức tại Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất.

Song song với việc mở cửa biên giới quốc tế, du khách từ thành phố Hồ Chí Minh có thể bay thẳng tới Kuala Lumpur với mức giá chỉ từ 1.089.000 VNĐ một chiều, và bay chuyển tiếp từ đây tới các địa điểm nổi tiếng tại Thái Lan, Indonesia, Singapore, Brunei, Philippines và Maldives.

Bo Lingam, Giám đốc điều hành AirAsia Aviation Group Limited (AAAGL) chia sẻ: “Đây là một ngày đặc biệt cho toàn thể đội ngũ AirAsia vì sau 2 năm, chúng tôi cuối cùng cũng được chào đón du khách giữa Malaysia và Việt Nam. Sự trở lại này vô cùng ý nghĩa vì Việt Nam là một trong những địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng nhất của chúng tôi. Chúng tôi đã chuẩn bị vô cùng chu đáo về mặt vận hành. Du khách có thể yên tâm rằng trải nghiệm bay sẽ an toàn, trơn tru và thuận tiện hết mức có thể”. 

Riad Asmat, Giám đốc điều hành AirAsia Malaysia cho biết: “Chúng tôi đang chuẩn bị tận tình để đảm bảo tất cả du khách có thể di chuyển an toàn bằng cách áp dụng các biện pháp bảo vệ sức khỏe linh hoạt như làm thủ tục phi tiếp xúc thông qua Siêu ứng dụng airasia, công nghệ nhận diện gương mặt FACES, và nhiều biện pháp khác. Khách hàng cũng đừng quên tuân thủ tất cả mọi chỉ thị của Chính phủ trong quá trình di chuyển. Chúng tôi đã mong đợi ngày hôm nay từ rất lâu rồi - hy vọng sớm được tiếp đón du khách trên các chuyến bay của AirAsia!”

Du khách đã tiêm phòng đầy đủ có nguyện vọng di chuyển giữa Malaysia và Việt Nam cần đảm bảo các yêu cầu đặt ra bởi Chính phủ Malaysia và các quốc gia khác tại điểm khởi hành và kết thúc trong suốt thời gian từ lúc thực hiện mua vé tới khi chuyến bay hoàn tất.

Trong quá trình thực hiện các nguyên tắc về sức khỏe và an toàn, AirAsia Malaysia đã điều hướng thành công 95% khách hàng sang hình thức tự làm thủ tục phi tiếp xúc thông qua siêu ứng dụng airasia và website của hãng. Đây cũng là sáng kiến được AirAsia áp dụng nghiêm ngặt trong giai đoạn cao điểm của đại dịch Covid-19 vào năm ngoái. AirAsia sẽ tiếp tục khuyến khích sử dụng các hình thức phi tiếp xúc trong công cuộc hoàn thiện kế hoạch phòng chống Covid-19. Dịch vụ làm thủ tục tại quầy của AirAsia sẽ chỉ được cung cấp cho một số nhóm ngoại lệ tại tất cả các sân bay Malaysia từ ngày 1/4/2022. Các nhóm ngoại lệ này bao gồm: người cao tuổi từ 70 tuổi trở lên, người khuyết tật đã đăng ký tại Cơ quan An sinh Xã hội, hành khách trẻ tuổi di chuyển một mình, khách đoàn từ 10 người trở lên, hành khách chuyến bay charter và một số nhóm khác.

AirAsia đã hai lần được ghi nhận có kế hoạch phòng chống Covid-19 hiệu quả và toàn diện, đảm bảo mức an toàn và chất lượng vận hành cao nhất, được đánh giá 7/7 bởi các chuyên gia hàng không tại airlineratings.com vào năm 2021 và 2022.

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…