An Phát Holdings bất ngờ điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh, Chủ tịch Phạm Ánh Dương xin từ nhiệm

Ngay trước thềm Đại hội cổ đông bất thường, An Phát Holdings đã bất ngờ đưa ra quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh. Cùng lúc đó, ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cũng đã nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân...

photo-1714131658410-17141316599371365590893-0-29-591-975-crop-171413182138745202251.webp

Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (mã chứng khoán: APH) thông báo, ngày 9/9 là ngày chốt danh sách cổ đông tham dự Đại hội đồng cổ đông bất thường năm 2024.

Theo đó, Đại hội bất thường dự kiến thông qua việc thay đổi ngành nghề kinh doanh, sửa đổi và bổ sung điều lệ cùng các nội dung khác thuộc thẩm quyền. Tuy nhiên, thời gian và địa điểm họp chưa được công bố.

Điều đáng chú ý là ngay trước thềm Đại hội cổ đông bất thường, An Phát Holdings đã bất ngờ đưa ra quyết định điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh. Cùng lúc đó, ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, cũng đã nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân, tạo thêm sự xáo trộn và thu hút sự quan tâm của giới đầu tư.

ĐIỀU CHỈNH GIẢM MỤC TIÊU KINH DOANH

Theo đó, Tập đoàn An Phát Holdings điều chỉnh giảm kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 so với kế hoạch đã được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Cụ thể, doanh thu thuần hợp nhất của An Phát Holdings dự kiến điều chỉnh giảm 7,14%, từ 14.000 tỷ đồng xuống còn 13.000 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hợp nhất cũng được điều chỉnh giảm 10,5%, từ mức 314 tỷ đồng còn 281 tỷ đồng.

Tương tự, công ty con của An Phát Holdings là Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh (mã chứng khoán: AAA) cũng điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh năm 2024 với doanh thu thuần hợp nhất từ 12.000 tỷ đồng xuống 11.000 tỷ đồng, giảm 8,33% và lợi nhuận sau thuế hợp nhất giảm từ 377 tỷ đồng xuống còn 314 tỷ đồng, tương ứng giảm 16,71% so với kế hoạch ban đầu.

Đáng chú ý, việc An Phát Holdings và Nhựa An Phát Xanh điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh trong bối cảnh cả hai doanh nghiệp này đều đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận cao trong nửa đầu năm.

Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý 2/2024, An Phát Holdings ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.252 tỷ đồng, hầu như không đổi so với quý 2/2023. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lại giảm 155 tỷ đồng, lợi nhuận gộp theo đó tăng 54,4% lên 458,5 tỷ đồng.

Trong kỳ, doanh thu hoạt động tài chính tăng 45% lên 102 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, chi phí hoạt động tài chính và chi phí quản lý doanh nghiệp duy trì ở mức 91 tỷ đồng và 113 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 47% lên 208 tỷ đồng.

Sau khi khấu trừ thuế phí, An Phát Holdings báo lãi hơn 109 tỷ đồng, cao gấp 11,5 lần so với quý 2/2023, tuy nhiên vẫn giảm đáng kể so với khoản lãi 133 tỷ đồng của quý 1/2024.

Theo giải trình của doanh nghiệp, trong kỳ, An Phát đã thực hiện điều chỉnh lại cơ cấu sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm có biên lợi nhuận cao, khiến lợi nhuận gộp gia tăng. Bên cạnh đó, công ty được hưởng lợi từ giá nên doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, An Phát Holdings ghi nhận doanh thu 6.640 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 242 tỷ đồng, lần lượt giảm 10% và tăng 438% so với nửa đầu năm 2023, tương ứng hoàn thành 47% kế hoạch doanh thu và 77% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra tại Đại hội đồng cổ đông thường niên tổ chức tháng 5 vừa qua.

Đối với Nhựa An Phát Xanh, doanh thu thuần của doanh nghiệp này ghi nhận đạt 2.782 tỷ đồng trong quý 2/2024, giảm nhẹ 0,3% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, giá vốn được tiết giảm khiến lợi nhuận gộp tăng 52,5% lên mức 358,3 tỷ đồng.

Sau cùng, Nhựa An Phát Xanh báo lãi sau thuế quý 2/2024 đạt 108,8 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ quý 2/2023.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Nhựa An Phát Xanh thu về 5.746 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 10,3%. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế tăng 122,3%, đạt 252,7 tỷ đồng.

CHỦ TỊCH XIN TỪ NHIỆM, LÃNH ĐẠO CẤP CAO Ồ ẠT BÁN CỔ PHIẾU

Một thông tin đáng chú ý khác liên quan đến doanh nghiệp này, vào ngày 6/9 vừa qua, Tập đoàn An Phát Holdings thông báo đã nhận được đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, đồng thời từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Phạm Ánh Dương. Trong đơn xin từ nhiệm, ông Dương cho biết, vì lý do công việc cá nhân, ông không thể tiếp tục đảm nhận nhiệm vụ trong thời gian tới.

IMG_5523.jpeg
Ông Phạm Ánh Dương, Chủ tịch An Phát Holding xin từ nhiệm vì lý do cá nhân

Theo tìm hiểu, ông Phạm Ánh Dương chính thức được bổ nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị An Phát Holdings từ tháng 3/2017 và tiếp tục đảm nhiệm vị trí này trong nhiệm kỳ 2022 - 2027.

Động thái xin từ nhiệm của ông Dương diễn ra ngay trước thềm An Phát Holdings chuẩn bị tổ chức Đại hội đồng cổ đông bất thường, được chốt danh sách cổ đông vào ngày 9/9.

Trước khi nộp đơn xin từ nhiệm, ông Phạm Ánh Dương đã đăng ký bán ra toàn bộ số cổ phiếu APH đang nắm giữ là 11,87 triệu cổ phiếu APH, tương đương 4,87% vốn tại An Phát Holdings. Mục đích thực hiện giao dịch trên nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư. Thời gian thực hiện giao dịch dự kiến từ ngày 27/8 đến 25/9/2024 theo hình thức thoả thuận hoặc khớp lệnh.

Nếu giao dịch trên diễn ra thành công, ông Phạm Ánh Dương sẽ không còn sở hữu bất kỳ cổ phiếu APH nữa. Ước tính, thương vụ này sẽ mang về cho ông Dương khoảng 90,9 tỷ đồng.

Trước ông Dương, hàng loạt lãnh đạo cấp cao đồng loạt rút vốn khỏi An Phát Holdings. Điển hình như bà Hòa Thị Thu Hà, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Tài chính và bà Trần Thị Thoản, Thành viên Hội đồng quản trị, Phó Tổng Giám đốc đều đăng ký bán sạch 500.000 cổ phiếu, tương ứng 0,21% vốn, đưa tỷ lệ sở hữu về còn 0%.

Tương tự, Tổng Giám đốc Phạm Đỗ Huy Cường cũng đăng ký bán 1.875.000 cổ phiếu, tương đương 0,77% vốn điều lệ, hạ tỷ lệ sở hữu về còn 0,46%. Bà Nguyễn Thị Tiện, Thành viên Hội đồng quản trị bán ra 875.000 cổ phiếu, tức 0,36% vốn An Phát Holdings, xuống còn 0,05%. Tính chung lại, nhóm lãnh đạo nêu trên đã rút tổng cộng 6,42 vốn điều lệ An Phát Holdings.

Ảnh chụp Màn hình 2024-09-09 lúc 13.01.27.png
Diễn biến giá cổ phiếu APH trong thời gian gần đây

Trước những thông tin kém tích cực trên, cổ phiếu APH liên tục ghi nhận giảm trong những phiên giao dịch gần đây. Trong phiên giao dịch ngày 9/9, cổ phiếu APH đóng cửa ở mức 6.670 đồng/cổ phiếu. So với thời điểm cuối tháng 7/2024, cổ phiếu của An Phát Holdings đã giảm gần 30%. Theo đó, vốn hóa của doanh nghiệp trên thị trường cũng giảm còn 1.626 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...