Ông Nguyễn Đình Tùng xin từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng OCB

Ông Tùng cho biết quyết định từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên Hội đồng quản trị để chuyên tâm vào công việc sắp tới của cá nhân...

Ông Nguyễn Đình Tùng xin từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng OCB theo nguyện vọng cá nhân
Ông Nguyễn Đình Tùng xin từ nhiệm vị trí Thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng OCB theo nguyện vọng cá nhân

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông (mã chứng khoán: OCB) vừa thông báo về việc đã nhận đơn xin từ nhiệm chức danh Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020 – 2025 của ông Nguyễn Đình Tùng theo nguyện vọng cá nhân.

Trước đó vào tháng 4/2024, ông Tùng cũng xin từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc và đồng hành với OCB trong vai trò Thành viên Hội đồng quản trị.

Chia sẻ về quyết định này, ông Tùng cho biết, sau khi từ nhiệm vị trí Tổng giám đốc ngân hàng để giữ vai trò Thành viên Hội đồng quản trị, ông cũng đã có kế hoạch riêng, tập trung chuyên sâu vào các dự án số hóa tài chính.

Tuy nhiên nhằm đảm bảo tính minh bạch cũng như đáp ứng các quy định của luật Tổ chức Tín dụng mới có hiệu lực từ 1/7/2024, ông đã quyết định từ nhiệm khỏi vị trí Thành viên Hội đồng quản trị để chuyên tâm vào công việc sắp tới của cá nhân.

Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Đình Tùng gia nhập vào OCB từ tháng 4/2012 và chính thức đảm nhận vị trí Tổng Giám đốc từ tháng 8/2012. Ông được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị từ 4/2023 nằm trong kế hoạch bổ sung nguồn lực lãnh đạo của OCB, nhằm chuẩn bị và thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc triển khai các kế hoạch chiến lược của ngân hàng.

Về tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2024 của OCB cho thấy, ngân hàng này thu về 1.986 tỷ đồng thu nhập lãi thuần, tăng 9,3% so với cùng kỳ quý 2/2023.

Trong khi đó, các nguồn thu ngoài lãi đều ghi nhận sụt giảm như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 40,2% xuống còn 150,1 tỷ đồng. Tương tự, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm tới 69,4% chỉ đạt hơn 245 triệu đồng. Đáng chú ý, hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư ghi nhận lỗ 104,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ 2023 lãi 203,8 tỷ đồng.

Điểm sáng là lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tăng gần 70% so với cùng kỳ, đạt mức 105,3 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động khác cũng tăng gấp 4,9 lần so với cùng kỳ lên 134,8 tỷ đồng.

Cùng chiều doanh thu, chi phí hoạt động cũng tăng 45,3% lên 955,1 tỷ đồng, chủ yếu đến từ chi phí cho nhân viên tăng 49% lên 583,7 tỷ đồng; chi về tài sản đạt 142,6 tỷ đồng, tăng 19,8% cùng kỳ. Bên cạnh đó, chi phí cho hoạt động quản lý công vụ tăng 64,2% lên mức 198,9 tỷ đồng.

Kết quả, ngân hàng OCB báo lãi sau thuế quý 2/2024 đạt 716,9 tỷ đồng, giảm 43,1% so với cùng kỳ năm 2023.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, OCB ghi nhận thu nhập lãi thuần đạt hơn 3.887 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 2.113 tỷ đồng và 1.670 tỷ đồng, giảm 17,5% và 18,4% so với cùng kỳ.

Trong năm 2024, OCB lên kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận trước thuế đạt 6.885 tỷ đồng. Như vậy, OCB mới chỉ hoàn thành 31% chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Tính đến ngày 30/6/2024, tổng tài sản của OCB đạt 238.883 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng đạt 152.708 tỷ đồng, tăng 3,7% so với thời điểm đầu năm; tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước giảm mạnh 82% so với đầu năm, chỉ còn1.220 tỷ đồng.

Ở bên kia bảng cân đối, tổng số nợ phải trả là 208.741 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn là tiền gửi của khách hàng với 131.579 tỷ đồng, tăng 4,5% so với cuối năm 2023.

Chất lượng tín dụng của OCB không mấy sáng sủa khi tổng nợ xấu tính đến ngày 30/6/2024 tăng 22,1% so với đầu năm, từ 3.903 tỷ đồng lên hơn 4.767 tỷ đồng. Trong đó, nhóm nợ 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) ở mức 996,3 tỷ đồng, tăng nhẹ 3%; nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng 16% lên 1.456 tỷ đồng và nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng tới 37,7% đạt 2.314 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu kéo theo đó tăng lên mức 3,12% (vượt mức quy định của Ngân hàng Nhà nước).

Một thông tin đáng chú ý khác, mới đây OCB đã công bố thông tin về cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên, căn cứ thông tin cổ đông cung cấp cho ngân hàng.

Cụ thể, danh sách được OCB công bố có 20 cổ đông sở hữu từ 1% vốn điều lệ trở lên. Trong đó, có 13 cổ đông tổ chức nắm tổng cộng 1,46 tỷ cổ phiếu OCB, hay 55,7% vốn của ngân hàng và cổ đông cá nhân, sở hữu 24,8% vốn.

Tổng cộng, những cổ đông này nắm 1,66 tỷ cổ phiếu OCB, tương ứng 80,6% vốn điều lệ của ngân hàng.

Theo danh sách được OCB công bố, cổ đông chiến lược Aozora Bank hiện đang là tổ chức nắm giữ nhiều cổ phiếu OCB, đạt 308,2 triệu cổ phiếu, tương đương15% vốn điều lệ. Tổng Công ty Bến Thành sở hữu 102 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 4,96% vốn điều lệ. Công ty Cổ phần Đầu tư Bình An House nắm 97,3 triệu cổ phiếu, tương ứng 4,74% vốn điều lệ ngân hàng. Công ty Cổ phần Greenwave Capital sở hữu 91,2 triệu cổ phiếu, tương đương 4,44% vốn OCB.

Danh sách cổ đông nắm giữ trên 1% cổ phần OCB còn bao gồm Văn phòng Thành Ủy (sở hữu 75 triệu cổ phiếu hay 3,65% vốn); Công ty Cổ phần Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh (sở hữu 66,7 triệu cổ phiếu, hay 3,25% vốn); Công ty Cổ phần Năng lượng Tái tạo Hve (sở hữu 64,5 triệu cổ phiếu hay 3,14% vốn); Portal Global Limted (sở hữu 62,2 triệu cổ phiếu hay 3,03% vốn) và quỹ Pyn Elite Fund (Non-Ucits - sở hữu 49,7 triệu cổ phiếu, hay 2,42% vốn điều lệ).

Đồng thời, cũng có một số cái tên mới như Công ty Cổ phần Đầu tư HVR (nắm 79,2 triệu cổ phiếu hay 3,85% vốn); Công ty Cổ phần Next Green Capital (nắm 59,4 triệu cổ phiếu, hay 2,89% vốn)

Mặc dù là cổ đông lớn thứ 5 của OCB, nắm 91,1 triệu cổ phiếu, hay 4,43% vốn, nhưng Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn cùng với người liên quan sở hữu tổng cộng 19,92% vốn tại OCB hay 409 triệu cổ phiếu. Số lượng cổ phiếu do ông Tuấn và người liên quan nắm đang vượt trần quy định.

Về các cổ đông cá nhân, Chủ tịch Trịnh Văn Tuấn hiện nắm giữ 91,1 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 4,43% vốn điều lệ. Trong khi người liên quan của ông Tuấn sở hữu tổng cộng 15,486% vốn tại OCB hay 318,2 triệu cổ phiếu. Tổng cộng, ông Tuấn và người liên quan sở hữu tổng cộng 19,916% vốn điều lệ của OCB.

Những cổ đông có liên hệ với ông Tuấn bao gồm: bà Trịnh Mai Linh (con gái ông Tuấn, sở hữu 87,8 triệu cổ phiếu, tương đương 4,27% vốn), bà Trịnh Mai Vân (con gái ông Tuấn, sở hữu 77 triệu cổ phiếu, tương đương 3,75% vốn), bà Cao Thị Quế Anh (vợ ông Tuấn, sở hữu 66 triệu cổ phiếu, hay 3,21% vốn), bà Trịnh Thị Mai Anh (Phó Chủ tịch, con gái ông Tuấn, sở hữu 60,4 triệu cổ phiếu hay 2,94% vốn) và Công ty TNHH Đầu tư TQA (nắm 23,3 triệu cổ phiếu, hay 1,13% vốn).

Cùng với ông Tuấn, ông Phan Trung, Thành viên Hội đồng quản trị của OCB, hiện sở hữu 52,5 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 2,56% vốn. Người liên quan của ông Trung sở hữu khoảng 10 triệu cổ phiếu OCB.

Ngoài các cổ đông là lãnh đạo cấp cao và người liên quan, OCB còn có cổ đông "bí ẩn" khác với rất ít thông tin về danh tính là ông Nguyễn Đức Toàn sở hữu hơn 74,7 triệu cổ phiếu, tương ứng 3,637% vốn điều lệ. Người liên quan đến ông Toàn cũng sở hữu tới hơn 77,7 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 3,784% vốn điều lệ. Tổng cộng, nhóm cổ đông này đang nắm giữ 152,4 triệu cổ phiếu OCB, tương đương 7,421% cổ phần ngân hàng này.

anh-chup-man-hinh-2024-08-09-luc-132207-1157.png
Thị giá cổ phiếu OCB trong thời gian gần đây

Trên thị trường chứng khoán, trong phiên giao dịch ngày 9/8, cổ phiếu OCB đang giao dịch quanh mức 14.400 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hoá của ngân hàng trên thị trường đạt khoảng 29.589 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Tỷ giá giảm sâu, Kho bạc Nhà nước muốn mua thêm 100 triệu USD

Kho bạc Nhà nước chào mua ngoại tệ trong bối cảnh tỷ giá USD/VND tiếp đà giảm sâu. Đây là lần thứ ba trong năm 2024 cơ quan này thông báo mua ngoại tệ từ các ngân hàng thương mại. Trước đó, Kho bạc Nhà nước đã chào mua tối đa 150 triệu USD vào ngày 5/9 và 100 triệu USD vào ngày 22/5...

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước: Miễn giảm lãi suất, đẩy mạnh vay mới khôi phục sản xuất sau cơn bão số 3

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng tổng hợp thiệt hại của khách hàng vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn như: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão theo các quy định hiện hành...

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Bức tranh tổng quan ngành ngân hàng và triển vọng tăng trưởng năm 2024

Sự phục hồi của nền kinh tế sẽ tiếp tục đẩy nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp tăng cao để mở rộng sản xuất, và đồng thời kích thích tiêu dùng của người dân. Do đó, tăng trưởng tín dụng năm 2024 hoàn toàn có thể đạt 14% - 15%, tiệm cận mức mục tiêu của Chính phủ đề ra...

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Ngân hàng “hốt bạc” nhờ kinh doanh chứng khoán

Khảo sát từ báo cáo tài chính bán niên năm 2024 tại các ngân hàng thương mại cổ phần cho thấy, rất nhiều nhà băng thu về lãi lớn nhờ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh tăng trưởng cao…

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Ngân hàng SHB tăng nhẹ lãi suất huy động trong tháng 9/2024

Cập nhật biểu lãi suất ngân hàng SHB tháng 9/2024, biểu lãi suất tiết kiệm tại quầy và tiết kiệm trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng này được điều chỉnh theo xu hướng tăng tại nhiều kỳ hạn. Theo đó, 6,1%/năm là mức lãi suất cao nhất ghi nhận được tại ngân hàng này…