Áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường: Cần tính toán thời điểm

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng...
đồ uống có đường

Thống kê cho thấy trong nhiều năm qua sản lượng sản xuất và tiêu thụ đồ uống có đường tại Việt Nam tăng mạnh. Năm 2018 tăng 5,15% so với 2017. Năm 2019 tăng 4,9% so với 2018; năm 2020 tăng 4,5% so với 2019; năm 2021 tăng 4,2%. Đến, năm 2022, Việt Nam tiêu thụ hơn 10 tỷ lít với mức tăng hơn 5% so với 2021.

Ảnh hưởng ngắn hạn

Theo WHO, sử dụng nhiều đồ uống có đường có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe vì cùng với việc gây ra tăng cân và béo phì còn làm tăng các bệnh kháng insulin, bệnh đái tháo đường tuýp 2, bệnh tim mạch, bệnh thận, bệnh gan, sâu răng, bệnh gout, ung thư tuyến tụy và gan…

Do đó, WHO khuyến nghị các quốc gia cần có các chính sách nhằm kiểm soát tiêu thụ đồ uống có đường. Một trong những biện pháp trong đó là đánh thuế đối với đồ uống có đường.

WHO đưa ra 4 phương án đánh thuế gồm phương án 1, áp thuế 3.500 đồng/lít đồ uống có đường. Theo đó, giá sẽ tăng từ 14% (nước quả) tới 23% (trà và cà phê uống sẵn).

Khi có thuế, tiêu thụ sản phẩm này sẽ giảm khoảng 864 triệu lít, số thuế thu được sẽ khoảng 12.090 tỷ đồng. Phương án này làm giảm số lượng lớn đồ uống có đường, tạo động cơ giảm tiêu dùng hoặc đồ uống có đường chứa trong bao bì nhỏ hơn.

Phương án 2, áp thuế 35 đồng mỗi gam đường trong 100 ml. Khi đó, giá sẽ tăng từ 10% (nước quả và nước thể thao) tới 25% (nước uống tăng lực).

Sức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 880 triệu lít; tăng thu ngân sách lên tới 12.400 tỷ đồng. Phương án thứ hai nhằm tác động trực tiếp làm giảm hàm lượng đường trong đồ uống, từ đó, tạo động cơ giảm tiêu dùng hoặc thay thế đồ uống có hàm lượng đường cao bằng đồ uống có hàm lượng đường thấp hoặc không chứa hàm lượng đường.

tiêu thụ đồ uống có đường của việt nam
Biểu đồ tiêu thụ đồ uống có đường của Việt Nam trong 20 năm qua

Phương án 3, áp thuế 40% giá xuất xưởng. Khi đó giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20%; tiêu thụ sẽ giảm 863 triệu lít; thuế thu được là 12.400 tỷ đồng.

Phương án 4, áp thuế 10% giá xuất xưởng. Theo đó, giá tiêu thụ sẽ tăng khoảng 5%; tiêu thụ sẽ giảm 216 triệu lít; thuế thu được khoảng 3.690 tỷ đồng.

Ngoài các phương án trên, WHO khuyến nghị Việt Nam có thể xem xét áp dụng thuế đồ uống có đường ở mức 20% giá bán lẻ để giảm nguy cơ sức khỏe cho các thế hệ tương lai.

Nhận xét về việc áp thuế này, PGS.TS. Đinh Trọng Thịnh cho rằng, áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt, sản lượng có thể suy giảm trong một vài năm đầu tiên, nhưng sau đó sẽ phục hồi và có thể tiếp tục tăng. Hơn nữa, về bản chất thuế tiêu thụ đặc biệt là thuế đánh vào người tiêu dùng nhằm điều chỉnh hành vi tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ là người nộp hộ thuế cho người tiêu dùng, nên ngoài mức suy giảm trong một thời gian ngắn về sản lượng, thì các doanh nghiệp trong ngành ít chịu các tác động khác.

Đồ uống có đường hay hơn nữa?

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) khuyến nghị trong bối cảnh khó khăn chung về sản xuất kinh doanh và đảm bảo ổn đinh kinh tế vĩ mô thì việc thay đổi chính sách nếu có, cần được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Cụ thể, ông Việt cho rằng cần tránh việc thay đổi các sắc thuế, nhất là thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp và nhân dân, ít nhất trong giai đoạn cần phục hội tăng trưởng 23-24 (Luật thuế TTĐB đã năm lần sửa đổi (2003, 2005, 2008, 2014 và 2016). Sự điều chỉnh liên tục gây bất ổn cho môi trường pháp lý, thể chế và kinh doanh, tác động tiêu cực doanh nghiệp.

Trong khi đó, bà Nguyễn Minh Tâm – Giám đốc Đối Ngoại, Truyền Thông và Phát Triển Bền Vững của Coca – Cola lại bày tỏ quan ngại về phạm vi mở rộng của Đề cương dự thảo luật sửa đổi của luật thuế Tiêu thụ đặc biệt với việc bổ sung cả đồ uống có đường và nước giải khát không cồn.

Theo bà Tâm, có nhiều nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì và đồ uống có đường không phải là nguyên nhân chính. Do đó, việc bổ sung mặt hàng đồ uống có đường vào dự thảo luật vì đề xuất này không chỉ không đạt được hiệu quả về mặt bảo vệ sức khỏe, cụ thể là giảm tỷ lệ thừa cân béo phì và các bệnh không lây nhiễm.

Bà Tâm cho rằng, việc chỉ tăng thuế đối với đồ uống có đường trong bối cảnh rất nhiều các loại thực phẩm chứa hàm lượng calo lớn vẫn đang tồn tại và dễ dàng tiếp cận trên thị trường sẽ không giúp cho việc giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, mà còn tạo nên một chính sách thuế mang tính phân biệt.

“Chúng tôi không hiểu tại sao trong số rất nhiều thực phẩm có chứa đường hoặc có hàm lượng calorie cao, cơ quan soạn thảo lại chỉ chọn áp thuế đối với đồ uống có đường”, bà Tâm đặt câu hỏi.

Bà Tâm cho rằng, việc đánh thuế ở giai đoạn này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của ngành nước giải khát, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn đang rất chật vật để phục hồi sau đại dịch.

Cụ thể, nếu áp dụng chính sách thuế mới này đối với ngành nước giải khát thì chắc chắn các doanh nghiệp trong ngành sẽ gặp nhiều khó khăn do chi phí tài chính sẽ tăng lên, nếu không tăng giá sản phẩm thì lợi nhuận sẽ giảm xuống, dẫn đến những hệ luỵ như giảm qui mô sản xuất, giảm công ăn việc làm,…

Ngoài ra các ngành có liên quan như ngành mía đường, ngành bán lẻ, bao bì, … cũng sẽ chịu ảnh hưởng từ hệ luỵ này.

Đồng quan điểm, ông Đỗ Thái Vương, Phó Tổng Giám đốc phụ trách đối ngoại và truyền thống, Công ty Suntory Pepsico Việt Nam cũng cho rằng, "Hai mục tiêu mà Bộ Tài chính đưa ra để áp dụng mức thuế này là tác động tiêu cực cho sức khỏe của người dân và tăng thu ngân sách thì theo tôi chưa đạt được mục tiêu này".

Hài hòa hơn, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển thương hiệu gợi ý, nhà chức trách nên nghiên cứu thay đổi phương pháp tính thuế từ tương đối (tính theo tỷ lệ phần trăm) sang tuyệt đối theo độ cồn trong đồ uống hoặc tính thuế hỗn hợp (áp dụng song song phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm và thuế tuyệt đối). Trước mắt nên tính thuế hỗn hợp từ năm 2026 - giai đoạn kinh tế Việt Nam đạt được khát vọng chuyển sang giai đoạn thu nhập trung bình cao.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá gạo xuất khẩu giảm không ảnh hưởng đến tâm lý và hoạt động của thương nhân trong nước

Thương nhân gạo vững tin giữa “bão” giá xuất khẩu

Thị trường gạo thế giới đang chứng kiến một biến động đáng kể, nhu cầu nhập khẩu gạo, đặc biệt từ các thị trường lớn có dấu hiệu chững lại. Điều này đã tác động trực tiếp đến giá gạo xuất khẩu của Việt Nam…

Amazon đang thực hiện biện pháp "đối đầu" với các sàn thương mại điện tử giá rẻ

Amazon tung chiêu cạnh tranh với Shein và Temu

Trong bối cảnh các sàn thương mại điện tử giá rẻ có nguồn gốc từ Trung Quốc đang xâm lấn thị trường nhiều nước trên thế giới, “ông lớn” bán lẻ của Mỹ đã có kế hoạch cạnh tranh rất rõ ràng…

Giá xăng dầu bất ngờ quay đầu giảm

Giá xăng quay đầu giảm từ 15h hôm nay

Trong kỳ điều hành tuần này, giá xăng bất ngờ được điều chỉnh giảm sau một kỳ tăng nhẹ, giá bán lẻ xăng dầu mới được áp dụng từ 15h ngày 14/11…

Xuất khẩu rau quả năm 2024 được dự báo tăng trưởng mạnh

Xuất khẩu rau quả năm 2024 sẽ đạt 7 tỷ USD

Với những lợi thế sẵn có cùng sự hỗ trợ từ các chính sách mới, đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư đã ký kết, hoạt động xuất khẩu rau quả Việt Nam đang có những bước tiến vượt bậc…

Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm về gỗ

Kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 13 tỷ USD

Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Giá vàng tiếp tục giảm sốc

Sáng 11/11, giá vàng miếng SJC vừa mở cửa đã lao dốc, quay trở về ngưỡng 81 - 85 triệu đồng/lượng (mua-bán). Trong khi đó, giá thế giới tiếp đà trượt giảm…

Cây chè là 1 trong 6 cây công nghiệp chủ lực của ngành nông nghiệp

Đưa ngành chè thoát bẫy giá rẻ khi xuất khẩu

Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng, nhưng một thực tế là giá trị của chè Việt Nam trên thị trường quốc tế vẫn đang ở mức thấp so với mặt bằng chung…