VCCI kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, Nhà nước cần khẩn trương nghiên cứu phương án giảm tiền điện; giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu...

Mới đây, đoàn công tác của Quốc hội do ông Nguyễn Đức Hải - Phó Chủ tịch Quốc hội làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhằm cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp và đánh giá của doanh nghiệp về các giải pháp hỗ trợ của Chính phủ, bộ, ngành nhằm hỗ trợ, khắc phục khó khăn sau dịch Covid-19; xu hướng phát triển các mô hình kinh doanh đổi mới, sáng tạo...

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội thông tin: Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường vẫn tăng mạnh. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm 2022 tổng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 94,6 nghìn doanh nghiệp, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 13,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đây là vấn đề cần tiếp tục được quan tâm, đòi hỏi cả phía Nhà nước và doanh nghiệp cần thay đổi cách tiếp cận vấn đề, có thể là cả điều chỉnh chiến lược và chính sách để giảm thiểu, khắc phục và vượt qua được các khó khăn hiện nay.

Trong khi đó, ông Phạm Tấn Công - Chủ tịch VCCI cho biết, cộng đồng doanh nghiệp rất vui mừng khi Quốc hội đã kịp thời ban hành Nghị quyết số 43/2022/QH15 vào đầu năm nay về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Đây được xem làm là chính sách quan trọng hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau đại dịch Covid-19, cùng với đó là các văn bản triển khai của Chính phủ như Nghị định số 31/2022/NĐ-CP ngày 20/5/2022 về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

VCCI kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu ảnh 1
VCCI kiến nghị giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu

Song, theo ông Công trong quá trình phục hồi, phát triển sản xuất, kinh doanh thời gian qua, doanh nghiệp còn tiếp tục phản ánh về tình trạng doanh nghiệp khó nhận được hỗ trợ từ những chính sách trên, do thủ tục phức tạp. Ví dụ như thiết kế điều kiện để vay vốn từ các nguồn ưu đãi dường như chưa phù hợp với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Do đó, để giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, VCCI kiến nghị Nhà nước khẩn trương nghiên cứu phương án giảm tiền điện; giảm thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng dầu; giảm mức thuế suất ưu đãi thuế nhập khẩu xăng dầu từ 10% xuống 8% nhưng có thời hạn.

Đặc biệt, thực tế vẫn còn tồn tại, mâu thuẫn, chồng chéo giữa một số văn bản pháp luật về đầu tư kinh doanh, tạo ra “điểm nghẽn” trong hoạt động đầu tư. Một số dự thảo luật quan trọng, có tác động lớn đến hoạt động đầu tư kinh doanh đang được soạn thảo như Luật Đất đai, Luật Đấu thầu, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản… là cơ hội tốt để nhìn hệ thống pháp luật kinh doanh một cách tổng thể, khắc phục được những mâu thuẫn, chồng chéo đang tồn tại ở pháp luật hiện hành.

Vì thế quá trình xây dựng các dự thảo cần tiếp tục tham vấn rộng rãi, công khai với cộng đồng doanh nghiệp và hoạt động tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý cần được minh bạch để tạo niềm tin cho cộng đồng kinh doanh.

Xem thêm

Bộ Tài chính: Thuế xăng dầu vẫn thấp

Bộ Tài chính: Thuế xăng dầu vẫn thấp

Tại cuộc họp báo chiều 11/10, đại diện Bộ Tài chính cho rằng, tỷ trọng các sắc thuế tính trong giá cơ sở và giá bán lẻ xăng dầu của Việt Nam vẫn ở mức thấp hơn nhiều nước trong khu vực.  Theo cách

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...