ASEAN trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

ASEAN đã vượt Mỹ và EU để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc…

ASEAN trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Theo đánh giá mới đây từ các chuyên gia của HSBC, giao thương giữa ASEAN và Trung Quốc đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, mang đến sự phấn khởi cho thương mại nội vùng, một phần được thúc đẩy nhờ các biện pháp tự do hóa thương mại như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).

Ở một chừng mực nhất định, điều này cũng sẽ giúp giảm chấn cho thương mại trong trường hợp nhu cầu nhập khẩu ở các thị trường tiên tiến bắt đầu suy giảm.

Tuy nhiên, cần phải quan sát kỹ những hành lang thương mại này, bởi lẽ mặc dù rõ ràng ngày càng có nhiều kết nối giữa Trung Quốc và ASEAN, nhưng động lực thúc đẩy phần lớn lại đến từ nhu cầu ở những nơi khác trên thế giới. Điển hình là tốc độ tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế tiên tiến cũng sẽ dần tác động đến thương mại giữa Trung Quốc và ASEAN.

Tầm quan trọng ngày càng lớn của thương mại trong khu vực cũng cho thấy châu Á không mất đi "bí thuật" thương mại của mình, trong đó, với các linh kiện từ Trung Quốc được đưa vào dây chuyền lắp ráp cuối cùng ở ASEAN (hoặc Nam Á) thay vì chuyển đi tới những nơi khác trên thế giới. Do đó, có thể khẳng định công xưởng Châu Á vẫn giữ vững vị thế trung tâm, báo cáo của HSBC nhấn mạnh.

BĐ 1.jpg
Biểu đồ 1. Xuất khẩu từ Trung Quốc sang các thị trường trọng điểm

Trong nhiều thập kỷ, Mỹ và EU là hai điểm đến hàng đầu của hàng hóa Trung Quốc. Ngược lại, Nhật Bản, sau một thời gian giữ vị trí tương tự, đã lùi lại trong những năm qua, hiện nay chỉ nhập khẩu từ Trung Quốc bằng khoảng 1/3 so với Mỹ hoặc EU mỗi năm.

Trong khi đó, trở lại năm 2010, xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN chỉ tương đương với Nhật Bản, chưa bằng một nửa so với EU và Mỹ. Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, xuất khẩu từ Trung Quốc sang ASEAN đã tăng vọt, với tốc độ tăng mạnh vào năm 2020 và vượt tất cả các điểm đến khác trong năm ngoái.

Tóm lại, ASEAN hiện là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc. Vậy còn xuất khẩu của ASEAN đến các quốc gia khác?

BĐ 2.jpg
Biểu đồ 2. Xuất khẩu của ASEAN theo điểm đến (tỷ USD, bình quân 12 tháng)

Khoảng năm 2008, Mỹ, EU, Nhật Bản và Trung Quốc đại lục có tầm quan trọng ngang nhau. Tuy nhiên, kể từ đó, Trung Quốc liên tục là thị trường lớn nhất, vượt xa EU, Nhật Bản và thậm chí cả Mỹ, liên tục đón nhận một tỷ trọng lớn các lô hàng từ ASEAN.

Một trong những hành lang thương mại quan trọng ở châu Á và của cả thế giới hiện nay chính là hành lang giữa ASEAN và Trung Quốc. Thương mại nội Á cũng đang nỗ lực để nâng cao vị thế.

Tuy nhiên, bước nhảy vọt về hàng xuất từ Trung Quốc sang ASEAN trong những năm gần đây phần lớn có thể được lý giải qua việc thay đổi trong hoạt động chuỗi cung ứng. Cụ thể, trong bối cảnh hoạt động lắp ráp cuối cùng chuyển dần sang ASEAN, các linh kiện quan trọng tiếp tục được nhập khẩu từ Trung Quốc, thúc đẩy xuất khẩu từ Trung Quốc sang Đông Nam Á.

Tuy nhiên, toàn bộ hàng hóa không được tiêu thụ hết ở ASEAN mà lại xuất khẩu từ ASEAN sang các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là Mỹ.

BĐ 3.jpg
Biểu đồ 3. Giá trị gia tăng từ Trung Quốc trong xuất khẩu của ASEAN (% của xuất khẩu ASEAN)

Biểu đồ bên của HSBC cho thấy tỷ trọng giá trị gia tăng trong xuất khẩu của ASEAN có nguồn gốc từ Trung Quốc thông qua các linh kiện đi kèm. Dù cho dữ liệu chỉ kéo dài đến năm 2018, nhưng có thể nhìn thấy một xu hướng rõ ràng trong những năm qua, xuất khẩu của ASEAN ngày càng phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc (chỉ mới vài năm trước, 40% giá trị gia tăng trong xuất khẩu của ASEAN là linh kiện của Trung Quốc).

Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu của Trung Quốc dựa vào linh kiện từ ASEAN đã giảm trong những năm qua (Biểu đồ 4).

BĐ 4.jpg
Biểu đồ 4: Giá trị gia tăng từ ASEAN trong xuất khẩu của Trung Quốc (% của xuất khẩu của Trung Quốc)

Nói cách khác, xuất khẩu của Trung Quốc sang ASEAN có thể rất lớn, nhưng chủ yếu là do nguồn cung hàng xuất từ ASEAN đến các nơi khác trên thế giới. Trong khi đó, xuất khẩu của ASEAN sang Trung Quốc chủ yếu được tiêu thụ tại địa phương. Do đó, ASEAN tiếp xúc nhiều hơn với nền kinh tế Trung Quốc so với Trung Quốc đối với nền kinh tế ASEAN. ASEAN và Trung Quốc có mối liên hệ mật thiết, nhưng không hoàn toàn tương đương.

HSBC.jpg
Các dự báo khác của HSBC: GDP thực tế (% so với cùng kỳ năm trước, tỷ trọng GDP danh nghĩa)
dự báo.png
Các dự báo khác của HSBC: Lãi suất chính sách (% cuối kỳ)

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Giá xăng giảm lần thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp

Trong bối cảnh giá xăng thế giới đang trên đà chinh phục đỉnh mới, giá bán lẻ xăng trong nước lại có xu hướng ngược lại khi tiếp tục được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giảm trong kỳ điều hành tuần này…

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới nóng lên trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ

Giá vàng thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch quốc tế khi nhà đầu tư tận dụng cơ hội mua vào trước thời điểm bầu cử tổng thống Mỹ và hàng loạt dữ liệu kinh tế sắp công bố. Trong nước, giá vàng vẫn duy trì ở mức cao, chênh lệch khoảng 2,4 triệu đồng/lượng so với giá thế giới…

Giá xăng giảm tiếp trong kỳ điều hành tuần này

Giá xăng, dầu tiếp tục giảm

Trong kỳ điều hành mới của liên Bộ Công Thương - Tài chính, giá xăng dầu tiếp tục giảm, giá mới được áp dụng từ 15h chiều nay...