Sản phẩm giá rẻ của Trung Quốc tràn vào thị trường Mỹ nhờ các lỗ hổng thương mại

Sự gia tăng nhanh chóng của các nền tảng mua sắm hàng hoá Trung Quốc, bao gồm Shein và Temu, được thúc đẩy bởi một lỗ hổng thương mại cho phép các sản phẩm giá rẻ được miễn thuế tại Mỹ…

Shein đang tìm kiếm thêm nhiều không gian nhà kho ở Mexico với mục tiêu mở rộng hoạt động thương mại điện tử trong khu vực
Shein đang tìm kiếm thêm nhiều không gian nhà kho ở Mexico với mục tiêu mở rộng hoạt động thương mại điện tử trong khu vực

Điều này xảy ra là do quy tắc tối thiểu miễn trừ thuế quan đối với gói hàng hoá có giá trị từ 800 USD trở xuống, miễn là chúng ghi địa chỉ và vận chuyển đến các cá nhân sinh sống tại Mỹ. Quyền miễn trừ dành cho tất cả các nhà bán lẻ nhưng được sử dụng nhiều nhất bởi Shein, Temu và có khả năng là cả nền tảng thương mại điện tử mới của TikTok.

Thông thường, các nhà bán lẻ truyền thống nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn bằng đường biển, nộp thuế khi hàng cập cảng, sau đó chuyển hàng đến kho và vận chuyển đến các cửa hàng hoặc cá nhân đặt hàng trực tuyến.

Tại Mỹ, các lô hàng nhỏ nằm trong quy định tối thiểu không phải chịu thuế và cũng thường thoát khỏi qua các cuộc kiểm tra hải quan. Chúng thường được giao cho UPS, FedEx hoặc các hãng vận chuyển khác để giao hàng.

Hàng hóa cũng có thể được vận chuyển từ Trung Quốc đến các kho ngoại quan ở Mexico hoặc Canada với số lượng lớn. Sau khi khách hàng đặt hàng trực tuyến, các sản phẩm sẽ được đóng gói riêng lẻ và chuyển đến Mỹ để đạt được miễn trừ thuế.

Quy tắc tối thiểu miễn trừ thuế quan đã được áp dụng từ năm 1938 và ban đầu được dành cho những món quà có giá trị thấp được gửi từ nước ngoài và quà lưu niệm do người Mỹ đi du lịch nước ngoài mang về. Vào năm 2015, Quốc hội đã nâng mức giới hạn đối với các lô hàng tối thiểu từ 200 USD lên 800 USD, khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia có ngưỡng miễn trừ tối thiểu thuế quan cao nhất trên thế giới.

Theo luật sư thương mại của Barlow & Company Erik Autor chia sẻ, cũng trong khoảng thời gian đó, đã có một sự bùng nổ trong thương mại điện tử dẫn đến nhiều gói hàng được vận chuyển theo diện miễn trừ.

Dữ liệu từ Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ cho thấy các lô hàng được miễn trừ thuế đã tăng lên 685,5 triệu vào năm 2022, cao hơn 67% so với năm 2018. “Con số đó tương đương với khoảng 2 triệu đến 3 triệu gói hàng mỗi ngày” ông Robert Silvers, thư ký chính sách tại Bộ An ninh Nội địa, nói với các nhà lập pháp vào tháng 7.

Các nhà bán lẻ của Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc quy tắc miễn trừ thuế quan này khi Shein và Temu đang nhanh chóng giành được thị phần.

Hồ sơ của Thượng viện cho thấy đã có hơn một chục nhà bán lẻ lobby để được miễn trừ thuế kể từ năm 2018, bao gồm Tapestry - công ty mẹ của thương hiệu Coach, cho đến Mercari - một nền tảng thương mại điện tử của Nhật Bản. Một số nhà bán lẻ và nhóm ngành khác, chẳng hạn như Columbia Sportswear và AAFA, đã lên tiếng ủng hộ việc duy trì ngưỡng 800 USD, đồng thời kêu gọi việc cho phép miễn trừ thuế đối với các hàng hoá được nhà bán lẻ gửi từ trung tâm phân phối ở các khu thương mại nước ngoài.

Nhiều nhà lập pháp muốn thấy giới hạn miễn trừ thuế được hạ xuống hoặc loại bỏ hoàn toàn, trong khi một số đơn vị hưởng lợi từ đó lại không muốn thấy nó thay đổi chút nào.

Việc hàng hóa Trung Quốc và các công ty do Trung Quốc thành lập đang được hưởng lợi từ quy tắc miễn thuế đã khiến một số nhà lập pháp Mỹ khó chịu. Trong phiên điều trần hồi tháng 5, Hạ nghị sĩ Đảng Cộng hòa Jason Smith, chủ tịch Ủy ban Cách thức và Phương tiện của Hạ viện, đã mô tả điều khoản này chẳng khác nào một thỏa thuận thương mại tự do cho Trung Quốc.

Ông Smith đã trích dẫn thống kê của ủy ban Hạ viện, cho biết H&M và Gap lần lượt trả 205 triệu USD và 700 triệu USD thuế nhập khẩu vào năm 2022, trong khi Shein và Temu, những công ty có các gói hàng được vận chuyển trực tiếp đến khách hàng theo mức tối thiểu, lại chẳng phải trả gì.

Một báo cáo tháng 6 được công bố bởi ủy ban Hạ viện Mỹ ước tính, Shein và Temu có thể chiếm hơn 30% tổng số lô hàng miễn trừ thuế vào Mỹ.

SHein.jpg

Báo cáo này phản ánh sự giám sát ngày càng tăng của Quốc hội Mỹ đối với quy tắc miễn thuế, điều mà các nhà phê bình cho rằng đang nâng cao khả năng trốn thuế đối với hàng hóa Trung Quốc và kiểm tra hải quan.

Về phía mình, công ty thời trang bán lẻ của Trung Quốc cho biết họ đã tuân thủ luật thuế và hải quan của Mỹ kể từ khi gia nhập thị trường vào năm 2012.

Người đứng đầu chiến lược toàn cầu của Shein, ông Peter Pernot-Day, nói rằng Shein không phụ thuộc vào sự miễn trừ thuế để thành công. Thay vào đó, công ty luôn chịu khó theo dõi các xu hướng trực tuyến, đặt các lô hàng nhỏ từ nhà sản xuất và sau đó chỉ tăng sản lượng nếu sản phẩm bán chạy để giúp tránh được chi phí từ hàng tồn kho dư thừa.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Honda và Nissan bắt tay sáp nhập

Honda - Nissan: Sáp nhập hay là "chết"?

Thông tin về việc Honda và Nissan tìm kiếm thỏa thuận sáp nhập cho thấy các nhà sản xuất ô tô đang tìm cách đối mặt với sự cạnh tranh từ Trung Quốc, thị trường trong nước đang thu hẹp cũng như mối đe dọa về thuế quan...

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Trào lưu thuê bạn cùng leo núi giúp giới trẻ Trung Quốc “hái ra tiền”

Giới trẻ Trung Quốc hiện đang tận dụng phong trào leo núi để kiếm thêm thu nhập bằng cách trở thành những người bạn đồng hành vừa có kinh nghiệm và ngoại hình. Tuy nhiên, dù mang lại lợi ích tài chính như công việc độc lạ này còn gây ra nhiều tranh cãi về tính an toàn và độ tin cậy…

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Disney rót 12 tỷ USD vào ngành du lịch biển

Trong bối cảnh ngành du lịch biển có nhiều tín hiệu phục hồi mạnh mẽ, Disney đang đẩy mạnh đầu tư vào mảng kinh doanh du thuyền với mục tiêu mở rộng sang thị trường Đông Nam Á…