Âu Lạc sắp thoái hết vốn tại Eximbank?

Trong nửa đầu năm 2022, Âu Lạc đã bán gần 4 triệu cổ phiếu (CP) tại Ngân hàng Eximbank (Eximbank, HOSE: EIB).
Âu Lạc sắp thoái hết vốn tại Eximbank?

Theo báo cáo tài chính bán niên 2022 đã soát xét của công ty Cổ phần Âu Lạc - doanh nghiệp vận tải xăng dầu lớn ở TPHCM, tính đến thời điểm 30/06/2022, Âu Lạc chỉ còn nắm 319,700 cp EIB với giá gốc gần 10 tỷ đồng (bình quân gần 30,860 đồng/cp), chiếm tỷ lệ 0.026% vốn cổ phần của Eximbank. Vào đầu năm 2022, Âu Lạc sở hữu hơn 4.3 triệu cp EIB với giá gốc 72 tỷ đồng và giá trị hợp lý hơn 145 tỷ đồng.

Như vậy, Âu Lạc đã bán gần 4 triệu cp EIB trong nửa đầu năm 2022 và thu về hơn 79 tỷ đồng lãi đầu tư cổ phiếu này.

Bán gần hết cổ phiếu EIB, Âu Lạc chuyển sang mua mới hơn 14 triệu cp ACB trong nửa đầu năm, với giá gốc hơn 365 tỷ đồng (bình quân hơn 26,000 đồng/cp), chiếm tỷ lệ sở hữu 0.42% vốn của ACB. Với thị giá ACB chốt phiên 30/06/2022 là 24,000 đồng/cp, thấp hơn 8% so với giá gốc, Âu Lạc phải trích lập dự phòng tổn thất đầu tư hơn 28 tỷ đồng.

Chủ tịch HĐQT của CTCP Âu Lạc là bà Ngô Thu Thuý, sinh năm 1967, là doanh nhân có tiếng trong lĩnh vực xăng dầu ở TPHCM. Từ cuối năm 2015, bà Thuý được giới tài chính biết đến nhiều hơn khi nhóm cổ đông Âu Lạc thắng thế trong "cuộc chiến" quyền lực tại Eximbank.

Công ty Âu Lạc được thành lập năm 2022 tại TPHCM, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải xăng dầu đường thuỷ nội địa, ven biển.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, Công ty thu về gần 69 tỷ đồng lợi nhuận ròng, tăng 82% so với cùng kỳ năm trước.

Lợi nhuận tăng chủ yếu nhờ doanh thu cung cấp dịch vụ vận tải biển và hàng hải tăng 59%, đạt hơn 281 tỷ đồng, và thu về hơn 79 tỷ đồng lãi kinh doanh chứng khoán (thoái vốn Eximbank).

Tổng tài sản đến cuối quý 2/2022 của Âu Lạc là 1,717 tỷ đồng, tăng 48% so với đầu năm, do đầu tư tài chính ngắn hạn gấp hơn 5 lần, đạt gần 366 tỷ đồng và phát sinh mới chi phí xây dựng cơ bản dở dang hơn 766 tỷ đồng.

Tại ngày 30/06/2022, Âu Lạc có hơn 132 tỷ đồng dư nợ vay ngắn hạn và gần 447 tỷ đồng nợ vay dài hạn, lần lượt gấp 2.1 lần và 10.3 lần đầu năm.

Trong đó, Công ty vay ngân hàng với kỳ hạn dài để mua tàu, lãi suất thả nổi. Các khoản vay được đảm bảo bằng tài sản cố định hữu hình, tài sản xây dựng cơ bản dở dang là các con tàu và tiền gửi có kỳ hạn của Công ty với tổng giá trị gần 917 tỷ đồng.

Xem thêm

“Nóng” phân tranh quyền lực tại Eximbank

“Nóng” phân tranh quyền lực tại Eximbank

Nếu theo đúng dự kiến thì đến tận ngày 26/4 ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của Eximbank mới được tổ chức nhưng chiếc “ghế nóng” Chủ tịch HĐQT đang gây ra những tranh cãi về giá trị pháp lý những Nghị quyế

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...