Vụ khách hàng bị mất tiền ở Eximbank, lỗi trước tiên vẫn thuộc về ngân hàng

Riêng với cổ đông, Eximbank nói phải chờ phán quyết của tòa để có câu trả lời thỏa đáng, nhưng câu hỏi đặt ra là vì sao tại các đại hội trước ngân hàng không đưa ra đại hội để xin cổ đông hướng giải q
Vụ khách hàng bị mất tiền ở Eximbank, lỗi trước tiên vẫn thuộc về ngân hàng

Một khách hàng VIP của Eximbank đã bị một cán bộ lãnh đạo chi nhánh của ngân hàng này chiếm đoạt 245 tỷ đồng (có tài liệu nói hơn 300 tỷ).

Đáng nói là vị khách ấy đã gửi tiền từ 2014 – 2016, sau khi ủy quyền giao dịch tiền gửi tiết kiệm, ông lãnh đạo chi nhánh Eximbank cùng thuộc cấp nhiều lần đến nhà riêng của bà này để thực hiện các khoản tất toán theo kỳ hạn. Ông cán bộ sau đó giả mạo 1 số giấy tờ và tạo các giấy tờ có chữ ký khống của bà Bình để rút tiền từ các số tiết kiệm của bà.

Và dường như ngân hàng Eximbank mới phát hiện ra vụ việc vào năm 2017. Điều này là suy từ thông tin trên báo chí: "Đến năm 2017, khi phát hiện sự việc, Eximbank đã chủ động gặp bà Bình để tìm hướng tháo gỡ và cũng chính nhà băng này tố cáo ông Hưng ra cơ quan điều tra C44".

Do người đại diện của Eximbank đã thừa nhận rằng "Vụ lừa đảo là có thật" – theo như lời người bị hại lên tiếng và đăng trên báo, cũng như trách nhiệm không thể thoái thác với khoản tiền bị đánh cắp này: "Eximbank không có chủ trương trì hoãn hay né tránh trách nhiệm trả lại tiền cho khách hàng", nên trước tiên cần phải chỉ ra sự yếu kém, thiếu trách nhiệm trong hệ thống quản trị hoạt động và phòng ngừa rủi ro của ngân hàng này khi đã để cho một vụ việc nghiêm trọng như vậy xảy ra nhưng không được phát hiện và giải quyết kịp thời và ổn thỏa trong suốt một thời gian dài. Thậm chí, nghi can chính của vụ việc vẫn còn làm việc bình thường cho đến tận tháng 2/2017 là thời điểm người này xin nghỉ việc tại Eximbank rồi bỏ trốn khỏi Việt Nam.

Chỉ riêng hai chuyện này, nếu đúng như vậy, đã là đủ để Eximbank phải chủ động nhận lỗi và bồi thường thỏa đáng cho người bị hại mà không cần phải để vụ việc vỡ lở, có thể gây hậu quả lớn hơn.

Nhưng đáng tiếc là ngân hàng này đã bỏ lỡ thời điểm thuận lợi nhất để thương lượng với người bị hại một khoản đền bù thích hợp nhằm không những giảm thiểu thiệt hại về tài chính cho ngân hàng mà còn làm giảm những thiệt hại khó có thể đo đếm bằng tiền khác.

Dù có thể còn nhiều chi tiết không được biết rõ ràng nhưng rõ ràng vấn đề quản trị ngân hàng có lỗ hổng, là nguồn gốc của vụ việc, nên họ không thể thoái được trách nhiệm, dù có đưa ra một số lý do biện minh như khách hàng chỉ muốn tiếp xúc với một mình nghi can. Ngay cả lý do Eximbank là ngân hàng niêm yết nên tuân thủ các quy định của một công ty niêm yết cũng là không xác đáng khi bản thân những người điều hành ngân hàng nếu nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề thì cần chủ động giải quyết ổn thỏa trong phạm vi quyền hạn hợp pháp của mình mà không cần phải chờ báo cáo hay giải trình với cổ đông.

Cũng cần lưu ý thêm là khi cơ quan chức năng hoặc tòa án đã ra những phán quyết bất lợi cho ngân hàng thì dù cổ đông của ngân hàng không đồng ý thì ngân hàng vẫn phải chấp hành những phán quyết này. Do đó, việc Eximbank viện dẫn chuyện phải giải trình với cổ đông như là lý do để không giải quyết vụ việc sớm hơn cũng chưa hợp lý. Mà cho dù thực sự cần thiết phải như vậy thì tại sao ban lãnh đạo ngân hàng này đã không báo cáo vấn đề trong các đại hội cổ đông vừa qua hoặc không tổ chức những đại hội cổ đông bất thường để có hướng xử lý vụ việc?

Bởi vậy, có thể nói là Eximbank không thương lượng (thành công) với khách hàng để đạt được một mức bồi thường ổn thỏa, ít gây tổn hại nhất cho Eximbank trên nhiều mặt đã, đang và sẽ tiếp tục gây tổn hại cho ngân hàng. Để vụ việc vỡ lở và phải đến tòa thì trước mắt hậu quả đã thấy ngay là vốn hóa của ngân hàng này đã "bốc hơi" tới gần 500 tỷ đồng ngày 23/2.

Ngoài ra, cũng cần nói thêm rằng những sai lầm và lỗ hổng trong quản trị của ngân hàng như nói ở trên nếu là ở nước ngoài sẽ là những vi phạm nghiêm trọng các quy định kiểm soát hoạt động nội bộ, có thể dẫn đến những hình phạt nghiêm khắc của pháp luật khi để xảy ra hoặc có thể dẫn đến hậu quả lớn cho khách hàng, cho bản thân ngân hàng và cho toàn bộ hệ thống. Và như ở nước ngoài, họ cũng sẽn xem xét trách nhiệm liên đới của cơ quan quản lý chức năng khi đã để xảy ra những vụ việc tương tự (nhân viên ngân hàng lừa đảo khách hàng) trong vài năm qua mà không có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn.

TS. Phan Minh Ngọc

Theo Thời đại

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...