Bà Đỗ Hà Phương làm tân Chủ tịch Eximbank

Eximbank đã có quyết định miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị với bà Lương Thị Cẩm Tú từ ngày 28/6 và bầu bà Đỗ Hà Phương làm Tân Chủ tịch nhiệm kỳ 2020-2025...
Bà Đỗ Hà Phương làm tân Chủ tịch Eximbank

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - Mã chứng khoán: EIB) vừa có nghị quyết liên quan thay đổi nhân sự giữ vị trí chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng nhiệm kỳ 2020-2025.

Cụ thể, Hội đồng quản trị Eximbank đã thống nhất miễn nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị đối với bà Lương Thị Cẩm Tú kể từ ngày 28/6. Thay vào đó, Ban quản trị ngân hàng này đã đồng thuận bầu bà Đỗ Hà Phương, Thành viên Hội đồng quản trị đương nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2020-2025.

Theo Eximbank, bà Đỗ Hà Phương sinh năm 1984, và đã có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Bà tốt nghiệp cử nhân Kế toán tại Trường Đại học George Mason (Mỹ), thạc sỹ Tài chính quốc tế - Trường Đại học Westminster (Anh).

Bà Phương gia nhập Eximbank từ năm 2022 với chức danh Thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ VII (2020-2025).

Theo Eximbank, bà Phương đã có hơn 15 năm công tác trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.

Giai đoạn từ tháng 5/2007 – tháng 11/2011, bà Phương lần lượt đảm nhiệm các vị trí tư vấn thuế, kiểm toán và tư vấn tài chính cao cấp tại Ernst&Young. Sau đó, bà làm cố vấn tài chính cho văn phòng đại diện Coffey International Development tại Hà Nội.

Đến tháng 12/2012, bà Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc cấu trúc tài chính, cơ cấu nợ và nhận diện rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) và giữ chức vụ này tới tháng 12/2017.

Rời VIB, bà Phương chuyển sang làm cố vấn tài chính cho Công ty TNHH Tài chính Lotus. Tới tháng 5/2018, bà đồng sáng lập Công ty TNHH VNInvest Partners và kiêm nhiệm chức giám đốc điều hành tại doanh nghiệp này.

Tân Chủ tịch Eximbank
Bà Đỗ Hà Phương, tân Chủ tịch HĐQT Eximbank nhiệm kỳ 2020-2025

Theo lãnh đạo Eximbank, trong bối cảnh khó khăn kép khi ngành ngân hàng đứng trước nhiều thách thức và bản thân Eximbank cũng có áp lực từ những mục tiêu mới, đặt ra bài toán cho đội ngũ lãnh đạo ngân hàng về việc thay đổi tư duy mới, phong cách điều hành mới, phương pháp quản trị mới, để tập trung tái cấu trúc toàn hệ thống dựa trên sự an toàn, minh bạch.

Đặc biệt, để hướng tới mục tiêu lớn nhất là trở lại top 10 ngân hàng Thương mại Cổ phần hàng đầu Việt Nam, hiện Hội đồng quản trị Eximbank vẫn đang tiến hành các hoạt động cải cách minh bạch. Đồng thời, lựa chọn những gương mặt lãnh đạo sẽ tạo “làn gió mới” cho ngân hàng.

Nói về việc thay đổi nhân sự cấp cao lần này, đại diện Eximbank cho biết lãnh đạo là 1 trong những yếu tố quan trọng trong việc thúc đẩy thành công trong kinh doanh và tăng vị thế ngân hàng trên thị trường, vì thế, cần lựa chọn đúng người, đúng thời điểm và đúng vị trí.

“Eximbank đặt mục tiêu lựa chọn những nhân sự cấp cao đủ tiêu chuẩn, điều kiện, quan trọng hơn là có đủ đức, tâm và tài, phù hợp với chiến lược, mục tiêu và định hướng của ngân hàng trong từng giai đoạn", lãnh đạo Eximbank khẳng định.

Về hoạt động kinh doanh, năm nay, Eximbank đặt mục tiêu tổng tài sản đạt 210.000 tỷ đồng, tăng 13,5%; lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 5.000 tỷ, tăng 35% so với năm 2022.

Xem thêm

Thêm ngân hàng Eximbank cam kết vốn cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Thêm ngân hàng Eximbank cam kết vốn cho cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank - mã chứng khoán: EIB) vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Lâm Đồng cam kết bố trí nguồn vốn tín dụng đối với doanh nghiệp tham gia vào Dự án xây dựng đường bộ cao tốc đoạn Tân Phú - Bảo Lộc theo phương thức đối tác công tư (PPP)...

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...