Bà Vũ Thị Chân Phương làm Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước

Ngày 9/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với bà Vũ Thị Chân Phương. Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí cao nhất của ngành chứng khoán, bà Phương cũng đang là Phó chủ tịch Ủy ban.

Bà Vũ Thị Chân Phương sinh năm 1971, có trình độ thạc sĩ kinh tế, lý luận chính trị cao cấp. Bà cũng là nhân sự có nhiều năm gắn bó với ngành chứng khoán Việt Nam, tham gia thị trường ngay từ những ngày đầu xây dựng. Bà cũng đã trải qua nhiều vị trí công tác tại Ủy ban, từ công tác chuyên môn đến công tác quản lý, lãnh đạo.

bà Vũ Thị Chân Phương
Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trao quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đối với bà Vũ Thị Chân Phương

Bà từng công tác tại Thanh tra Ủy ban Chứng khoán từ tháng 9/1998. Đến tháng 7/2001, được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Thanh tra các Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán (thuộc Thanh tra Ủy ban Chứng khoán). Tháng 4/2007, bà là Phó chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán, rồi làm Chánh thanh tra từ tháng 12/2010.

Bà Phương được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán từ tháng 7/2016 và nắm giữ vị trí này cho tới khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ủy ban từ ngày 9/1.

Như vậy, sau gần 8 tháng kể từ ngày ông Trần Văn Dũng bị thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức, Ủy ban Chứng khoán đã có nhân sự đảm nhiệm vai trò Chủ tịch. Trong giai đoạn này, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi là người được giao phụ trách, điều hành Ủy ban.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, nhằm kiện toàn chức danh Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Tài chính đã nghiên cứu, rà soát và thống nhất báo cáo Thủ tướng Chính phủ và triển khai quy trình bổ nhiệm nhân sự theo đúng quy định của Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính. Ngày 9/1/2022, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 18/2023/QĐ-BTC về việc bổ nhiệm đồng chí Vũ Thị Chân Phương - Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước giữ chức Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kể từ ngày 9/1/2022.

Cũng tại buổi lễ, Bộ trưởng cho rằng, mặc dù mới thành lập hơn 26 năm, nhưng ngành Chứng khoán đã có sự trưởng thành vượt bậc, gắn liền với sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, ngày càng khẳng định vai trò rõ nét là kênh huy động vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế và doanh nghiệp, đóng góp ngày càng lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Chia sẻ với những khó khăn mà ngành Chứng khoán vừa trải qua, tuy nhiên, cần xem đây là bài học quan trọng để khắc phục và hoàn thiện hơn nữa trong công tác xây dựng thể chế, pháp lý, cũng như công tác điều hành, quản lý.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

Pyn Elite Fund đã nâng sở hữu tại Haxaco từ 5,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,8% vốn) lên thành 6,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,7% vốn) qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam...