Bain Capital đầu tư 200 triệu USD vào Masan Group

Bain Capital thực hiện khoản đầu tư đầu tiên vào Việt Nam và có kế hoạch thu hút các nhà đầu tư khác để nâng số tiền đó lên 500 triệu USD…

Chuỗi siêu thị Winmart của Masan Group
Chuỗi siêu thị Winmart của Masan Group

Theo một công bố mới đây, công ty cổ phần tư nhân Bain Capital của Mỹ đã đồng ý rót 200 triệu USD vào Tập đoàn Masan. Đây cũng là khoản đầu tư đầu tiên của Bain Capital vào Việt Nam.

Thỏa thuận này nhằm mục đích thúc đẩy tăng trưởng trong ngành bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là khi quá trình đô thị hóa nhanh chóng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước muốn mở rộng hoặc giành được chỗ đứng tại thị trường 100 triệu dân.

Masan Group, doanh nghiệp hiện đang điều hành hơn 3.200 siêu thị và siêu thị mini tại Việt Nam, cho biết số vốn đầu tư từ Bain Capital được sẽ dùng để củng cố vị thế tài chính và tối ưu hoá bản cân đối kế toán của Masan.

Ông Barnaby Lyons của Bain Capital cho biết trong tuyên bố chung: “Masan có các nền tảng vững chắc, phạm vi tiếp cận và chiến lược tăng trưởng phù hợp để thành công trong một thị trường tiêu dùng hấp dẫn và tăng trưởng cao như Việt Nam”.

Tập đoàn Masan lưu ý thêm, khoản đầu tư sẽ dưới hình thức cổ phần ưu đãi cổ tức có thể chuyển đổi (Convertible Dividend Preference Share), được phát hành với giá 85.000 VNĐ/cổ phần, có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo tỷ lệ 1 đổi 1.

Giám đốc điều hành Masan Group Danny Le chia sẻ: “Chúng tôi mong muốn được hợp tác với Bain Capital để đẩy nhanh tầm nhìn trở thành nền tảng tổng hợp đáp ứng nhu cầu hàng ngày của người tiêu dùng”.

Trước Masan, Bain Capital đã đầu tư vào một loạt doanh nghiệp tiêu dùng và bán lẻ đa dạng ở châu Á, bao gồm Công ty Schwan và Carver Korea.

Jefferies Singapore Limited đóng vai trò cố vấn tài chính cho thương vụ của Bain Capital và Tập đoàn Masan, dự kiến sẽ hoàn tất vào cuối năm nay, tùy thuộc vào sự chấp thuận theo quy định của công ty và cơ quan quản lý.

Năm nay Masan cho biết sẽ trì hoãn đợt phát hành IPO của The CrownX đến năm 2024 hoặc 2025 vì điều kiện thị trường không thuận lợi.

Cuối phiên 2/10, cổ phiếu Masan tăng 1,7% lên mức 77.600 VNĐ/cổ phiếu.

Ở một diễn biến khác, vào tuần trước, Reuters đã đưa tin về việc quỹ đầu tư quốc gia của Singapore - GIC - là một trong số các đơn vị đang có ý định mua cổ phần lên tới 20% của "đối thủ" Bách Hóa Xanh trong một thỏa thuận có thể định giá chuỗi siêu thị này lên tới 1,7 tỷ USD.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Khó khăn đeo bám, doanh nghiệp xi măng đồng loạt báo lỗ

Khó khăn đeo bám, doanh nghiệp xi măng đồng loạt báo lỗ

Phần lớn các doanh nghiệp xi măng vừa công bố báo cáo tài chính quý 4/2024 đều ghi nhận kết quả không mấy khả quan khi phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt và những khó khăn từ tình trạng dư thừa nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cùng với nhu cầu tiêu thụ sụt giảm...

 Ba "đôi cánh" giúp ngành hàng không bay cao

Ba "đôi cánh" giúp ngành hàng không bay cao

Theo SSI Research, có ba động lực chính giúp các công ty hàng không Việt Nam duy trì đà tăng trưởng trong năm 2025 là giá dầu giảm, lượng hành khách tăng ổn định và tình trạng thiếu nguồn cung tàu bay...

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đức Tâm phân tích các động lực tăng trưởng trong năm 2025

Cơ sở để hiện thực hóa mục tiêu GDP 8%

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng năm 2025 phải thực hiện kích cầu tiêu dùng trong nước, đây là nhiệm vụ rất quan trọng không chỉ Việt Nam thực hiện mà rất nhiều nước trên thế giới cũng triển khai...