Bảo hiểm nhân thọ FWD: Kinh doanh bết bát, lỗ luỹ kế 5.815 tỷ đồng

Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam ghi nhận lợi nhuận trước thuế 290 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì đang lỗ luỹ kế 5.815 tỷ đồng...

Bảo hiểm nhân thọ FWD: Kinh doanh bết bát, lỗ luỹ kế 5.815 tỷ đồng

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam mới công bố báo cáo tài chính bán niên năm 2024. Theo đó, doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2024 đạt 1.960 tỷ đồng, giảm 22,5% so với năm 2023. Cùng với đó, chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 1.155 tỷ đồng; chi phí bán hàng là 661 tỷ đồng; chi phí quản lý doanh nghiệp là 459 tỷ đồng.

Theo đó, 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỷ đồng, giảm 70% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong bán niên 2024, doanh nghiệp ghi nhận chi bồi thường đạt 370 tỷ đồng, chiếm 19% doanh thu thuần; ghi nhận dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc là 597 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm chính ở mức âm 341 tỷ đồng.

Tuy nhiên, Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam ghi nhận nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính, lên đến 423 tỷ đồng trong kỳ bán niên 2024. Trong đó, thu nhập từ lãi đầu tư trái phiếu là 85,7 tỷ đồng; thu lãi tiền gửi là 275 tỷ đồng; thu lãi kinh doanh chứng khoán 9 tỷ đồng; thu nhập cổ tức là 4 tỷ đồng; thu từ đánh giá lại khoản đầu tư 46,7 tỷ đồng.

Danh mục đầu tư của Bảo hiểm nhân thọ FWD gồm trái phiếu chính phủ đầu tư dài hạn và trái phiếu doanh nghiệp đầu tư dài hạn lần lượt đạt 814 tỷ đồng và 1.740 tỷ đồng, đều không thay đổi so với đầu năm 2024; đầu tư trái phiếu ngắn hạn là 360 tỷ đồng, tăng 157 tỷ đồng so với đầu năm 2024. Tuy nhiên giá trị đầu tư này chỉ thu về lãi là 85,7 tỷ đồng, tương đương mức lãi suất bình quân chỉ đạt 5,8%/ năm.

Theo ghi nhận, Bảo hiểm nhân thọ FWD sở hữu loạt trái phiếu Công ty cổ phần Đầu tư Bất động sản Taseco (lãi suất phát hành 12,3% ); Công ty cổ phần Tập đoàn Taseco (lãi suất phát hành 12%),… cùng với đó là cổ phiếu MWG, VIC, IJC, MML, CTD, MBB, STB,…

Tuy lỗ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhưng nhờ doanh thu khác hơn 365 tỷ đồng từ kênh phân phối. Kết thúc 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam ghi nhận lợi nhuận trước thuế là 290 tỷ đồng. Tuy nhiên, công ty không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vì đang lỗ luỹ kế 5.815 tỷ đồng.

Tính đến ngày 30/6/2024, Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam đang sở hữu tổng tài sản trị giá 20.441 tỷ đồng, tăng 880 tỷ đồng so với đầu năm 2024. Đồng thời, doanh nghiệp bảo hiểm này có vốn chủ sở hữu hơn 19.102 tỷ đồng và nợ dài hạn (dự phòng nghiệp vụ) đạt 5.888 tỷ đồng.

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam là công ty con của Tập đoàn FWD, công ty hoạt động chính công ty bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm tai nạn và sức khoẻ, quản lý quỹ và tiến hành hoạt động đầu tư.

Sau khi gia nhập vào thị trường Việt Nam, Bảo hiểm nhân thọ FWD đã báo lỗ 6 năm liên tiếp từ 2016-2022. Năm 2016, Bảo hiểm nhân thọ FWD Việt Nam ghi nhận mức lỗ thấp nhất với 120 tỷ đồng, gấp đôi so với số lỗ của năm trước đó khi còn hoạt động dưới tên Great Eastern.

Những năm sau đó, doanh nghiệp liên tục thua lỗ. Đặc biệt năm 2020 ghi nhận mức lỗ “khủng” lên đến 1.700 tỷ đồng, năm 2022 lỗ 1.684 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2022, công ty bảo hiểm nhân thọ này đã đã “ôm” số lỗ lũy kế đến 6.925 tỷ đồng.

“Nền” kinh doanh thua lỗ của bảo hiểm nhân thọ FWD đối nghịch hoàn toàn với việc gia tăng mạnh về doanh thu hoạt động bảo hiểm. Nếu năm 2016 khi vừa kế thừa Great Eastern, doanh thu chỉ vỏn vẹn 44 tỷ đồng thì đã lên gần gấp 6 lần ngay năm sau đó, đến năm 2017, với doanh thu đạt 276 tỷ đồng.

Doanh thu bảo hiểm của bảo hiểm nhân thọ FWD nhanh chóng vượt 1.200 tỷ đồng vào năm 2019, gấp đôi tiếp vào năm 2020. Còn đến năm 2022, doanh thu bảo hiểm đã đạt xấp xỉ 6.000 tỷ đồng.

Sau nhiều năm thua lỗ, đến năm 2023, FWD ghi nhận lợi nhuận sau thuế dương với 878 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm thuần đạt 5.339 tỷ đồng, giảm 10,6% so với năm 2022; doanh thu tài chính đạt 697 tỷ đồng, tăng 46,7% so với năm 2022.

Đáng chú ý, chi phí bán hàng năm 2023 giảm mạnh, lên đến hơn 1.900 tỷ đồng, theo đó, chi phí bán hàng chỉ còn 1.884 tỷ đồng. Được biết, nguyên nhân giảm mạnh chi phí bán hàng là do FWD giảm chi quản lý cho các kênh phân phối gần 1.650 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ

Việc xuất hiện lực cầu gia tăng khi chỉ số quay về vùng 1.250-1.260 điểm cho thấy đây là mốc hỗ trợ đáng tin cậy của thị trường trong ngắn hạn. Chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục tích lũy và hồi phục nhẹ với kháng cự gần nhất là vùng 1.280 điểm...

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

2025 sẽ đầy thử thách với kinh tế và chứng trường Việt Nam

Nửa đầu năm 2025, thị trường chứng khoán Việt Nam dự báo sẽ đối mặt với nhiều biến động do tăng trưởng GDP có thể chậm lại và đồng VND chịu áp lực. Tuy nhiên, triển vọng tích cực hơn được kỳ vọng vào cuối năm khi các yếu tố này có thể đảo chiều, mở ra cơ hội phục hồi...

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ phục hồi sau dữ liệu lạm phát

Chứng khoán Mỹ đã tăng điểm vào thứ Sáu khi báo cáo lạm phát mới và bình luận từ các quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã làm dịu bớt lo ngại về tình hình tăng lãi suất vào năm sau…