Vén màn sự thật về quan hệ của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và công ty liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam đã khẳng định hoạt động hoàn toàn độc lập với Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam - doanh nghiệp bảo hiểm được nhắc tên trong vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan...

Vén màn sự thật về quan hệ của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam và công ty liên quan đến bà Trương Mỹ Lan

Theo kết luận điều tra giai đoạn 2 vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB và các bên liên quan, xuất hiện pháp nhân mới là Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam. Được biết, Vạn Thịnh Phát được cho rằng nắm 82% cổ phần tại đây.

Cụ thể, các tài sản kê biên giai đoạn 2 có 82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam, tương đương 492 tỷ. Được biết, đây là số cổ phần do bà Trương Mỹ Lan cùng Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Chứng khoán TVSI cùng một số cá nhân, pháp nhân đứng tên sở hữu.

Cũng theo kết quả điều tra, 82% cổ phần Công ty TNHH Bảo hiểm FWD này vừa bị kê biên ngày 28/5/2024. Còn lại khoảng 18% cổ phần được ông Hồ Quốc Minh và Nguyễn Tiến Thành nắm giữ. Hồ Quốc Minh đã xuất cảnh, còn Nguyễn Tiến Thành đã chết.

Ông Hồ Quốc Minh đồng thời xuất hiện trong giao dịch giữa Sunny Island với Quốc Cường Gia Lai, cùng với khoản phải trả 2.882 tỷ. Hơn thế, ông Minh xuất hiện trong giao dịch giữa Trương Mỹ Lan và đại gia Nguyễn Cao Trí. Ông Minh cũng có mặt trong giao dịch giữa Trương Mỹ Lan và nhóm công ty thuộc hệ sinh thái Tuần Châu của "chúa đảo" Đào Hồng Tuyển.

Về Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam, tiền thân là Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank – Cardif (VCLI), được thành lập và hoạt động theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 55GP/KDBH ngày 23/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính.

Giấy phép sửa đổi gần nhất vào ngày 10/06/2020 cho biết Công ty có vốn điều lệ 600 tỷ đồng và chủ sở hữu 100% vốn là FWD Life Insurance Company (Bermuda) Limited.

Năm 2020, Vietcombank đã bán lại cho Tập đoàn FWD - Tập đoàn bảo hiểm trực thuộc Tập đoàn đầu tư Pacific Century Group. Trong đó, FWD là tập đoàn bảo hiểm hoạt động rộng khắp châu Á với hơn 10 triệu khách hàng tại 10 thị trường, bao gồm một số thị trường bảo hiểm phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Bên cạnh Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam, Tập đoàn còn 1 thành viên khác là Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam (FWD Việt Nam) được thành lập năm 2016.

Tên doanh nghiệp cũng như màu sắc nhận diện thương hiệu (cam, đen, trắng) của Công ty TNHH Bảo hiểm FWD Việt Nam khá tương đồng với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam, khiến không ít người nhầm lẫn.

Mới đây, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam đã nhanh chóng lên tiếng việc công ty hoạt động hoàn toàn độc lập với doanh nghiệp bảo hiểm được nhắc tên trong vụ án.

Theo đó, trước thời điểm tháng 3/2022, cả hai doanh nghiệp này là những công ty con cùng một mẹ là Tập đoàn Bảo hiểm FWD. Còn hiện tại, doanh nghiệp cho biết chủ sở hữu của Bảo hiểm FWD Việt Nam đã thuộc về nhóm nhà đầu tư khác, tuy nhiên Bộ Tài chính vẫn chưa ra giấy phép chính thức về sự thay đổi này cho Bảo hiểm FWD Việt Nam.

Cụ thể, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam được thành lập vào năm 2016, có trụ sở tại Lầu 11, toà nhà Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn, quận 1, TP.HCM.

Trong khi đó, công ty liên quan đến bà Trương Mỹ Lan có trụ sở tại toà nhà Capital Tower, 109 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Người đại diện theo pháp luật của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam là ông David Tai Wai Wong làm Chủ tịch và ông Anantharaman Sridharan làm Tổng giám đốc.

Còn chức Chủ tịch kiêm đại diện pháp luật của Bảo hiểm FWD Việt Nam do bà Phùng Thanh Hương nắm giữ từ ngày 4/6 mới đây.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2023, khoản lợi nhuận sau thuế của Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam ghi nhận đạt gần 900 tỷ đồng. Tuy nhiên trước đó trong giai đoạn 2016-2022, công ty này đều chìm trong thua lỗ. Liên tiếp 3 năm từ 2020 đến 2022, Bảo hiểm nhân thọ FWD đều lỗ trên nghìn tỷ, trong đó năm 2022 lỗ kỷ lục 1.684 tỷ đồng.

Tính đến 31/12/2022, đơn vị này đã lỗ lũy kế đến 6.925 tỷ đồng. Tác nhân gây ra tình trạng thua lỗ chồng chất cho Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam trong những năm qua chính là chi phí vận hành quá cao. Trong đó, chi phí quản lý doanh nghiệp với chi phí nhân viên chiếm đến 75%.

Yếu tố giúp công ty bảo hiểm này ghi nhận khoản lợi nhuận đầu tiên trong năm 2023 là chi phí bán hàng được tiết giảm hơn một nửa từ 3.814 tỷ đồng trong năm 2022 xuống còn 1.884 tỷ đồng.

Tính đến cuối năm 2023, tổng tài sản của đơn vị này ở mức 19.562 tỷ đồng, tăng 7,5% so với đầu năm. Vốn điều lệ của doanh nghiệp này cũng liên tục tăng, đạt 19.102 tỷ đồng vào cuối năm ngoái.

Trong khi đó, công ty liên quan đến bà Trương Mỹ Lan - Bảo hiểm FWD Việt Nam giữ cố định quy mô vốn điều lệ ở mức 600 tỷ đồng kể từ khi công bố báo cáo tài chính năm 2012 đến nay. Năm 2023, doanh nghiệp này báo lãi trước thuế 86,5 tỷ đồng, tăng 63% so với năm trước đó.

Đáng chú ý, dù hoạt động chính là kinh doanh bảo hiểm nhưng mảng này lại có lợi nhuận lép vế hơn so với hoạt động tài chính, chủ yếu đến từ lãi tiền gửi ngân hàng. Trong đoạn 2021-2023, lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm chỉ đạt 40-65 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận tài chính luôn duy trì mức lãi hơn 100 tỷ đồng mỗi năm.

Lợi nhuận ròng của Bảo hiểm FWD Việt Nam vào năm 2020 đạt đỉnh 90 tỷ đồng nhờ lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm cao kỷ lục (91 tỷ đồng) và lợi nhuận từ hoạt động tài chính lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 tỷ đồng.

Xem thêm

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên án tử hình

Hội đồng xét xử xác định cáo trạng truy tố bị cáo Trương Mỹ Lan về 3 tội danh là có cơ sở, đúng pháp luật, do đó tuyên phạt mức án tử hình...

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...