Bắt 4 cựu lãnh đạo thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Bốn cựu lãnh đạo các công ty thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) bị cáo buộc về hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản" vừa bị khởi tố, bắt tạm giam.
Bắt 4 cựu lãnh đạo thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang tiến hành điều tra 3 vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP); Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR); Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro (VSP) thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam theo Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 54, 55, 56/C46-P11 ngày 13.9.2017. Vụ án thuộc diện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

Từ trái qua: ông Từ Thành Nghĩa,Võ Quang Huy,Đinh Văn Ngọc và Nguyễn Tuấn Hùng

Căn cứ kết quả điều tra vụ án, ngày 21.6.2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã ra các Quyết định khởi tố bị can số 94, 93, 92, 91/C46-P11; ra các Lệnh bắt bị can để tạm giam và Lệnh khám xét về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo Điều 355, Bộ luật Hình sự, đối với:

Từ Thành Nghĩa, sinh năm 1962, nghề nghiệp: Nguyên Tổng Giám đốc Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro (VSP).

Võ Quang Huy, sinh năm 1961, nghề nghiệp: Nguyên Chánh Kế toán Liên doanh Dầu khí Việt - Nga Vietsovpetro (VSP).

Đinh Văn Ngọc, sinh năm 1973, nghề nghiệp: Nguyên Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Nguyễn Tuấn Hùng, sinh năm 1971, nghề nghiệp: Trưởng Ban Tài chính Tổng Công ty Thăm dò và khai thác Dầu khí (PVEP).

Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã tổ chức thi hành theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đang tập trung lực lượng làm rõ hành vi của các bị can và mở rộng điều tra triệt để đối với những đối tượng liên quan, thu hồi kê biên tài sản cho Nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.