Bất động sản DPV “cắt lỗ” toàn bộ gần 31 triệu cổ phiếu FIT

CTCP Phát triển Bất động sản DPV đã hoàn tất bán ra gần 31 triệu cổ phiếu FIT, tương ứng 12,16% số cổ phần có quyền biểu quyết của CTCP Tập đoàn F.I.T và không còn là cổ đông lớn.
Bất động sản DPV “cắt lỗ” toàn bộ gần 31 triệu cổ phiếu FIT

Đây là giao dịch thỏa thuận với giá bình quân 3.400 đồng/cp trong phiên giao dịch ngày 17/9 vừa qua – phiên mà cổ phiếu FIT tăng trần lên 3.590 đồng/cp. Giá thỏa thuận còn thấp hơn giá trần cổ phiếu FIT cùng ngày. Tổng giá trị giao dịch hơn 105,33 tỷ đồng.

Được biết, Bất động sản DPV bắt đầu đầu tư vào Tập đoàn F.I.T từ tháng 8/2017 với việc mua vào 15 triệu cổ phiếu FIT, tại vùng đỉnh 12.000 đồng/cp. Đến tháng 3/2018, công ty tiếp tục mua vào gần 16 triệu cổ phiếu FIT khi giá ở mức quanh 7.000 đồng/cp. Ước tính, tổng số tiền DPV đầu tư vào FIT ở mức khoảng 292 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngay sau thời điểm có thêm cổ đông lớn, cổ phiếu FIT đã liên tục giảm mạnh, hiện giao dịch quanh mức giá "trà đá" khoảng 3.300 đồng/cp. Như vậy, giá trị khoản đầu tư của DPV hiện chỉ còn hơn 102 tỷ đồng, ghi nhận mức lỗ hơn 65% sau hai năm đầu tư.

Về Bất động sản DPV, công ty này được thành lập năm 2014 với vốn điều lệ ban đầu 868 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản. Công ty được góp vốn và điều hành bởi các lãnh đạo có tiếng trong lĩnh vực bất động sản, đầu tư và tài chính ngân hàng. Trong đó, ông Kiều Hữu Dũng, cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), hiện là Chủ tịch HĐQT và người đại diện theo pháp luật của công ty.

Tại thời điểm mới thành lập, ông Kiều Hữu Dũng góp 347,2 tỷ đồng, tương đương 40% vốn điều lệ và giữ vị trí Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật của DPV.

Bên cạnh đó, một nhóm tài chính khác cũng tham gia quá trình sáng lập nên Phát triển Bất động sản DPV gồm Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Doji Land góp vốn 103,2 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 15%, trong khi bà Đỗ Vũ Phương Anh (con gái ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch Tập đoàn Doji) góp 43,4 tỷ đồng, tương đương 5% vốn điều lệ của DPV.

Kể từ khi thành lập đến nay, DPV đã trải qua nhiều lần điều chỉnh vốn điều lệ, thậm chí có thời điểm tăng lên 3.111 tỷ đồng, tuy nhiên hiện nay vốn điều lệ của DPV lại giảm về mức ban đầu là 868 tỷ đồng.

Các cổ đông sáng lập ban đầu của DPV đã có khá nhiều giao dịch chuyển nhượng cổ phần cho nhau cũng như chuyển nhượng cho một số nhà đầu tư khác. Cơ cấu cổ đông mới sau lần thay đổi gần nhất không được tiết lộ.

Trong một diễn biến được cho là có liên quan, ngày 29/7, CTCP Phát triển Bất động sản Thành Hưng Land đã có thông báo hoàn tất mua lại lô trái phiếu DPV_BOND2017 có tổng mệnh giá 6.200 tỷ đồng với giá trị xấp xỉ 6.444 tỷ đồng.

Một chi tiết đáng chú ý là lô trái phiếu trên được phát hành vào ngày 28/3/2017 nhưng công ty Thành Hưng Land mới được thành lập vào ngày 30/8/2018. Do đó, lô trái phiếu này đã không ít nhà đầu tư cho rằng đơn vị phát hành không phải là Thành Hưng Land mà mọi sự chú ý được dồn vào ông Kiều Hữu Dũng và Bất động sản DPV.

Số trái phiếu phát hành có thể được dùng để góp vốn điều lệ vào công ty TNHH Đầu tư DPV Hà Nội - công ty con do Bất động sản DPV sở hữu 100% vốn. Theo một số nguồn tin, DPV Hà Nội nắm giữ một số bất động sản có vị trí đắc địa tại khu vực trung tâm Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.

Vào ngày 30/8/2018 - ngày mà Thành Hưng Land thành lập - thì Bất động sản DPV cũng tiến hành giảm vốn điều lệ từ 3.111 tỷ xuống 2.243 tỷ đồng. Quyền sở hữu DPV Hà Nội cũng được chuyển giao từ Bất động sản DPV sang Thành Hưng Land.

Như vậy khả năng cao là Thành Hưng Land là pháp nhân được tách ra từ Bất động sản DPV mang theo tài sản là phần vốn góp tại DPV Hà Nội cùng khoản nợ là số trái phiếu trên.

Ngày 30/7/2019, ngay sau khi Thành Hưng Land hoàn tất mua lại trái phiếu thì doanh nghiệp này đã chuyển nhượng công ty DPV Hà Nội sang cho chủ mới là CTCP Đầu tư Bất động sản Supreme.

 >> Vì sao FIT muốn thâu tóm chứng khoán Đại Nam?

Có thể bạn quan tâm

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Sabeco chi gần 3.800 tỷ đồng trả cổ tức

Trong khi nhiều doanh nghiệp dè dặt thắt chặt dòng tiền, Sabeco lại khiến thị trường xôn xao với kế hoạch chi cổ tức tiền mặt lên tới gần 3.800 tỷ đồng dù kết quả kinh doanh quý I vẫn đang chịu sức ép từ cạnh tranh và chính sách thuế...

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ trượt giảm, giá dầu tăng vọt 3%

Chứng khoán Mỹ giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đưa ra những phát biểu thiếu chắc chắn về các thỏa thuận thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang thận trọng chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed…

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Dòng tiền chưa trở lại, VN-Index vẫn phải chờ cú hích từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ

Ngày đầu vận hành hệ thống KRX, thị trường chứng khoán Việt Nam bật tăng trong kỳ vọng nâng hạng, nhưng đà phục hồi vẫn thiếu lực khi dòng tiền còn dè dặt và các công ty chứng khoán cho rằng thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục đi ngang trong ngắn hạn trước khi bước vào xu hướng rõ ràng hơn...

 Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Vinpearl, TCBS, Hoa Sen và những cuộc chơi tỷ đô

Giữa những thách thức của nền kinh tế, các "ông lớn" như Vingroup, Techcombank, Tập đoàn Hoa Sen vẫn đang âm thầm tìm kiếm cơ hội tái cấu trúc và mở rộng hoạt động kinh doanh. Một trong những chiến lược họ nhắm tới chính là IPO các công ty con...