Nói về “tác động kép” của dịch bệnh covid 19 và vấn đề pháp lý đối với thị trường bất động sản, ông cho rằng:
Phát triển du lịch là một trong những chủ trương của Chính phủ, các địa phương và doanh nghiệp đang hưởng ứng chủ trương đó, nhằm tạo ra ngành mũi nhọn là phát triển kinh tế du lịch, đưa Việt Nam trở thành cường quốc du lịch. Lúc đó hạ tầng, bất động sản du lịch trở nên vô cùng lớn. Do vậy, những khó khăn từ pháp lý và Covid-19 vẫn không cản trở bước đi của ngành kinh tế du lịch, đặc biệt là hạ tầng du lịch, trong đó, bất động sản du lịch nghỉ dưỡng là căn bản.
Thời gian vừa qua có một khó khăn đó là khai thác du lịch, khai thác các sản phẩm bất động sản du lịch, có những nhà đầu tư nhỏ lẻ bỏ cuộc và có những chủ đầu tư sức khoẻ yếu buộc phải chuyển nhượng lại cho các đối tác mạnh.
Đến thời điểm này, Chính phủ đã cho hoạt động du lịch mở cửa trở lại. Điều này rõ ràng tạo niềm tin, sự hưng phấn, kích thích tinh thần cho nhà đầu tư. Câu chuyện bất động sản du lịch nghỉ dưỡng khó khăn nhất là về pháp lý. Theo ông, trước mặt để gỡ khó về pháp lý và thu hút được khách hàng đầu tư vào mảng này, chủ đầu tư, chính quyền địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cần có giải pháp gì?
Chủ trương của Chính phủ đến năm 2025-2030 Việt Nam sẽ trở thành cường quốc du lịch, khi đó chắc chắn tạo cho kinh tế du lịch mang lại giá trị rất lớn. Để ủng hộ các nhà đầu tư, cũng như các nhà phát triển bất động sản du lịch nghỉ dưỡng góp phần vào phát triển thị trường này, cần phải có những chính sách rõ ràng, cụ thể để các nhà đầu tư cảm thấy yên tâm khi đầu tư. Theo đó:
Thứ nhất, chủ đầu tư khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường kêu gọi đầu tư, cần có phương án đầu tư, chỉ rõ hiệu quả kinh doanh, xoá bỏ tâm lý đầu tư sản phẩm này là ngắn hạn, cần phải đưa ý tưởng đầu tư dài hạn sẽ mang hiệu quả rất lớn trong tương lai. Hiện nay, chủ đầu tư mới chỉ nói đến hiệu quả kinh doanh trước mắt, như cam kết lợi nhuận 10-12%/năm, mà chưa nói đến giá trị lâu dài. Câu chuyện và bài học từ Cocobay Đà Nẵng cam kết lợi nhuận mà không thực hiện được vẫn chưa bao xa.
Thứ hai, chủ đầu tư cần phải trung thực, minh bạch các thông tin về dự án, không được giấu diếm, che lấp đến lúc không được thực hiện được như cam kết dễ dẫn đến tranh cãi, kiện tụng. Bên cạnh đó, quan trọng nhất coi lợi ích của nhà đầu tư như chính của chủ đầu tư.
“Đưa hạ tầng du lịch gắn với ngành kinh tế mũi nhọn chắc chắn sẽ sinh giá trị
lớn trong tương lai” ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam
Thứ ba, đối với chính quyền địa phương, cần tạo điều kiện cho nhà phát triển bất động sản tuân thủ quy định pháp luật, bám sát quy định pháp luật, không nên sáng tác ra hình thức sở hữu kêu gọi khách hàng đầu tư vào, nộp tiền đất, tiền thuế để đến lúc sai luật gây hậu quả cho nhà đầu tư và nhà đầu tư phải chịu trận cái sáng tạo đó.
Thứ tư, đối với cơ quan quản lý Nhà nước, cần đẩy nhanh điều chỉnh quy định của pháp luật và những vướng mắc liên quan đến bất động sản du lịch nghỉ dưỡng như về đất đai, xây dựng. Vướng mắc pháp lý của khách hàng trong hợp đồng bất động sản du lịch nghỉ dưỡng liên quan đến sở hữu. Trên thực tế, đây là bất động sản kinh doanh dịch vụ chứ không phải nhà ở, phải đưa vào kinh doanh đúng chức năng, quy hoạch. Do đó, chủ đầu tư không thể cấp sổ hồng/sổ đỏ cho khách hàng được.
Câu chuyện ở đây cần giải pháp trước mắt về pháp lý cho dòng sản phẩm này, như khuôn mẫu hợp đồng, chứng nhận tài sản đầu tư… và những giấy tờ này được pháp luật công nhận nhà đầu tư có thể chuyển giao cho nhà đầu tư khác và có hướng dẫn cụ thể chuyển nhượng cho loại hợp đồng đó, thay vì chưa có sổ đỏ, sổ hồng.
Hiện trước mắt, Bộ Xây dựng đang nghiên cứu loại văn bản như chứng nhận đầu tư vào tài sản cho nhà đầu tư, kèm theo hướng dẫn chuyển nhượng được cho sản phẩm đó. Đâu là yếu tố để có thể tạo nên sự hấp dẫn của bất động sản du lịch nghỉ dưỡng? Liệu đây có phải kênh đầu tư sinh lời và giữ tiền trong bối cảnh “bóng ma” lạm phát, vật giá leo thang?
Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng trong 2 năm vừa qua mặc dù khó khăn nhưng các chủ đầu tư vẫn miệt mài phát triển, khó có nhà đầu tư nhỏ lẻ nào bỏ cuộc, chỉ có cạn vốn thì phải chuyển nhượng lại. Ai hé ra nhu cầu chuyển nhượng lập tức có nhà đầu tư khác nhảy vào.
Tôi có thể khẳng định sản phẩm bất động sản này có lợi thế và tiềm năng phát triển tốt. Bản chất khi đưa hạ tầng du lịch gắn với ngành kinh tế mũi nhọn chắc chắn sẽ sinh giá trị lớn trong tương lai, cho khai thác kinh doanh hiệu quả và bền vững. Hơn nữa, nhà đầu tư sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng cũng thể hiện đẳng cấp của họ và họ có thể tận hưởng bất cứ lúc nào họ thích. Đây chính là những điểm hấp dẫn nhà đầu tư.
Trong 2 năm khó khăn, bất động sản du lịch ở những vùng nào mà có những lợi
thế, có dự án có thương hiệu, chủ đầu tư đẳng cấp vẫn bán được. Đặc biệt, nhà đầu tư soi xét khả năng đầu tư, khả năng lợi nhuận, tương lai khai thác của dự án đó như thế nào để họ đầu tư vào. Đơn cử như bất động sản du lịch tại Quảng Ninh, Thanh Hoá, Bình Thuận, Phú Quốc, Vũng Tàu… không lúc nào ế mà giá vẫn tăng, thị trường vẫn bùng nổ.
Hơn nữa, so sánh với các nước trong khu vực, cùng chủng loại, cùng phân khúc nhưng tại Việt Nam bất động sản du lịch vẫn rẻ hơn Thái Lan, Singapore, Malaysia… Hoặc trên thế giới, có những sản phẩm lên tới hàng triệu USD, còn ở Việt Nam rất ít sản phẩm có giá triệu USD, trong khi đó Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển, nhiều khu vực biển đẹp mang tầm cơ quốc tế. Điều này cho thấy, sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng của Việt Nam hấp dẫn cả về giá, về vị trí địa lý. Nên đây vẫn là kênh đầu tư sinh lời, có tính chất ổn định, bền vững, lâu dài. Tới đây, bất động sản du lịch của Việt Nam sẽ hướng tới đa dạng hoá sản phẩm và mở rộng nhiều dịch vụ đẳng cấp để thu hút khách du lịch, để họ sẵn sàng rút hầu bao ra chi trả.
Trước cơ hội và thời cơ về mở cửa du lịch, tôi tin rằng thị trường bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2022 sẽ còn tăng tốc hơn nữa trên đường đua cùng các phân khúc khác như bất động sản nhà ở, bất động sản công nghiệp.
Trân trọng cảm ơn ông!