Bất động sản TP.HCM dính “đòn kép” từ Covid-19: Khó chồng thêm khó!

Thị trường bất động sản TP. HCM đang trên đà lao dốc và chưa có dấu hiệu khởi sắc. Việc dính “đòn kép” do ảnh hưởng của Covid-19 đang khiến khả năng hồi phục của thị trường này càng trở gặp nhiều thử thách.
Bất động sản TP.HCM dính “đòn kép” từ Covid-19: Khó chồng thêm khó!

Những năm trở lại đây, thị trường bất động sản TP.HCM đang trên đà suy giảm, đặc biệt trong 2 năm 2018-2019. Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản gặp khó khăn, quy mô thị trường và nguồn cung giảm mạnh. Hàng loạt doanh nghiệp giảm doanh thu và lợi nhuận, giá nhà tăng. Đông đảo người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp đô thị, người nhập cư ngày càng khó tạo lập nhà ở.

Giữa bối cảnh đó, thị trường bất động sản lại dính "cú bồi" của dịch Covid-19 từ sau tết Nguyên đán khiến cho tình hình càng trở nên khó khăn. Theo ghi nhận của Công ty CP DKRA Việt Nam (DKRA Vietnam), thị trường bất động sản Quý 1/2020 ghi nhận sự sụt giảm thấp kỷ lục về nguồn cung mới và sức cầu chung so với các quý trước.

Cụ thể, ở phân khúc đất nền, trong Quý 1/2020 chỉ có 3 dự án mới đáng chú ý ra mắt thị trường, cung cấp khoảng 175 nền, giảm đến 74% so với nguồn cung mới của quý trước (khoảng 677 nền) và giảm 32% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là quý có nguồn cung thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 81% (khoảng 142 nền), giảm 77% so với lượng tiêu thụ của quý trước và giảm 37% so với cùng kỳ năm 2019.

Chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản quý 1/2020 ghi nhận sự sụt giảm thấp kỷ lục về nguồn cung mới và sức cầu chung so với các quý trước.
Chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, thị trường bất động sản quý 1/2020 ghi nhận sự sụt giảm thấp kỷ lục về nguồn cung mới và sức cầu chung so với các quý trước.

Mặc dù khan hiếm nguồn cung mới nhưng thị trường không có nhiều diễn biến tích cực khi giao dịch thứ cấp giảm mạnh và mức giá thứ cấp cũng có dấu hiệu giảm. Quan sát tại các tỉnh giáp ranh TP. HCM, nguồn cung mới và sức cầu giảm đáng kể so với quý trước, ngoại trừ thị trường Bình Dương do Thuận An và Dĩ An được nâng cấp lên thành phố.

Ở các khu vực còn lại, mức thanh khoản khá kém dù nhiều chủ đầu tư đưa ra chính sách bán hàng hấp dẫn với nhiều hình thức khuyến mãi, chiết khấu, tặng vàng,... Mặt bằng giá các dự án mở bán mới trong quý ghi nhận mức tăng nhẹ từ 3 - 5% so với quý 4/2019.

Ở phân khúc căn hộ, theo khảo sát của DKRA Vietnam, toàn thị trường có 7 dự án được mở bán trong quý 1, cung ứng khoảng 1,547 căn hộ, giảm 70% nguồn cung so với quý trước và giảm 47% so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt 74% (khoảng 1,146 căn), giảm đến 74% so với quý trước. Quý 1/2020 cũng là quý ghi nhận nguồn cung mới và lượng tiêu thụ thấp nhất kể từ năm 2015 đến nay.

Khu Đông tiếp tục dẫn đầu về nguồn cung mới lẫn lượng tiêu thụ. Về loại hình, căn hộ hạng B chiếm tỷ trọng lớn trong khi căn hộ hạng C vẫn khan hiếm. Mức giá sơ cấp từ chủ đầu tư đối với phân khúc hạng B dao động từ 32 - 40 triệu/m 2 , đối với căn hộ hạng A từ 53 - 58 triệu/m 2.

Còn ở các phân khúc khác như: Phân khúc nhà phố và biệt thự hay phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng – biệt thự biển, bất động sản nghĩ dưỡng – condotel cũng rơi vào tình trạng trầm lắng, không có dấu hiệu khởi săc.

Trước tác động của dịch Covid-19 lên các hoạt động kinh tế và đời sống, sức cầu chung của thị trường tiếp tục suy giảm do áp lực tài chính và tâm lý thận trọng của các nhà đầu tư, DKRA Vietnam nhận định phân khúc đất nền vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm và không có nhiều dự án mới mở bán.

Riêng phân khúc căn hộ, nguồn cung có thể sẽ tăng nhẹ so với Quý 1, dao động khoảng 2,000 - 2,500 căn. Khu Đông và khu Nam tiếp tục duy trì tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn cung mới. Loại hình căn hộ hạng A và hạng B vẫn dẫn dắt thị trường trong khi căn hộ hạng C tiếp tục khan hiếm. Sức cầu chung trong ngắn hạn chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc, có thể sẽ duy trì xu hướng giảm ở Quý 1.

Cũng theo nhận định của DKRA Vietnam, không chỉ trong Quý 2 và có thể đến cả quý 3, thị trường bất động sản nhà ở TP. HCM sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức về nguồn cung lẫn sức cầu. Với những dự án có nguồn cung mới, tình hình giao dịch có thể sẽ biến động phụ thuộc vào sức cầu và diễn biến của thị trường.

Xem thêm

Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh vì dịch Covid-19

Doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tăng mạnh vì dịch Covid-19

Tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh.

Có thể bạn quan tâm

Có hiện tượng người tham gia đấu giá trả giá cao bất thường, có dấu hiệu thổi giá trong đấu giá đất

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất

Thủ tướng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất đối với những trường hợp có biểu hiện bất thường, kịp thời phát hiện các bất cập trong quy định pháp luật để tham mưu, đề xuất cấp thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp...

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Giải bài toán nhà ở: Cần "di dời" sức cầu ra vùng ven

Với mức giá bất động sản hiện tại, những người có thu nhập rất khó sở hữu một căn nhà. Tuy nhiên, các chuyên gia bất động sản chỉ ra rằng, giải pháp không nằm ở nội đô chật chội mà ở các khu vực ven đô đang phát triển…