Bí mật thành công của những “dealmaker” bất động sản hàng đầu thế giới

Các nhà môi giới bất động sản hàng đầu thế giới tạo ra những thương vụ triệu đô gây chấn động thị trường...

download.jpg
Tòa nhà Fenwick trên phố New Bond được xem là biểu tượng mua sắm của thủ đô London, Anh

Sự khan hiếm luôn là chất xúc tác mạnh mẽ cho khát khao sở hữu, đặc biệt trong thế giới của tầng lớp thượng lưu. Với họ, một bất động sản không thể sao chép không chỉ thoả mãn cảm xúc cá nhân mà còn là tuyên ngôn đẳng cấp và quyền lực. Hiểu rõ tâm lý này, những “dealmaker” (nhà môi giới) bất động sản hàng đầu thế giới đã liên tục tạo ra những thương vụ triệu đô gây chấn động.

NHỮNG THƯƠNG TRIỆU ĐÔ RÚNG ĐỘNG THỊ TRƯỜNG

Đầu năm 2024, một giao dịch “khủng” đã đưa Fenwick - biểu tượng mua sắm 181 năm tuổi ở trung tâm thủ đô London, Anh bước sang trang mới. Cửa hàng bách hóa trên con phố thủ phủ hàng hiệu New Bond đã được Lazari Investments mua lại với mức giá chưa từng có - 430 triệu bảng Anh với tham vọng kiến thiết nơi đây thành một khu phức hợp gồm không gian bán lẻ và văn phòng hạng sang.

Michael Elliott - Công ty môi giới với bề dày thành tích tư vấn thành công hơn 60 tỷ bảng các giao dịch bất động sản tại Anh kể từ khi thành lập năm 1985, đóng vai trò quan trọng trong việc đàm phán và hoàn tất giao dịch, giúp Lazari Investments sở hữu một trong những khu đất thương mại đắt giá nhất London. Tại lễ trao giải CoStar Impact Awards 2024, thương vụ này đã được vinh danh là “Giao dịch Mua bán/Nhượng quyền của năm tại London”.

Bên kia bán cầu, tháng 11/2024, một thương vụ môi giới bất động sản khác cũng đã gây rúng động nước Mỹ. Blackstone - “gã khổng lồ” trong lĩnh vực tài sản thay thế đã mua lại 4 bất động sản bán lẻ tại SoHo (New York) từ ASB Real Estate Investments với tổng giá trị 197,5 triệu USD. Bốn bất động sản này nằm tại các tuyến đường đắc địa bậc nhất thiên đường mua sắm SoHo, là Crosby, Greene Street và Broadway - nơi đặt đại bản doanh của nhiều thương hiệu xa xỉ hàng đầu thế giới.

00soho-superjumbo.jpg
SoHo là một trong những khu phố giàu có nhất New York, Mỹ, nơi đặt đại bản doanh của hàng trăm cửa hàng xa xỉ

Đứng sau thương vụ đình đám này là Newmark Group - một trong những công ty môi giới bất động sản thương mại lớn nhất nước Mỹ, được thành lập vào năm 1929. Newmark Group cũng là lựa chọn đối tác của các tập đoàn lớn như Google, Amazon, Blackstone, Goldman Sachs, JPMorgan Chase… khi các tập đoàn này tìm kiếm các giải pháp về bất động sản thương mại.

CÁC “DEALMAKER” VÀ NGHỆ THUẬT CHINH PHỤC GIỚI SIÊU GIÀU

Lý giải về việc mua lại 4 bất động sản bán lẻ tại SoHo (New York) của ASB Real Estate Investment, bà Elena Clarfield, đại diện Blackstone cho biết, chiến lược của Blackstone là tập trung vào các tài sản cao cấp ở vị trí đắc địa, lõi trung tâm của các thành phố trọng điểm về kinh tế, văn hóa, có khả năng sinh lời vượt trội. Nói cách khác, Blackstone tìm kiếm những bất động sản khan hiếm và độc bản tại những thị trường có động lực, dư địa tăng trưởng lớn và bền vững.

Newmark Group - đơn vị môi giới đóng vai trò then chốt trong sự thành công của thương vụ, với sự tham gia của nhóm nhà môi giới tài ba là Adam Spies, Adam Doneger, Josh King, Doug Harmon, Marcella Fasulo và Avery Silverstein, hiểu rất rõ “khẩu vị” đầu tư này của Blackstone. Do đó, khi ASB Real Estate Investment tái cấu trúc danh mục đầu tư, quyết định bán một phần tài sản, nhóm nhà môi giới của Newmark Group với sự am hiểu sâu sắc thị trường bất động sản thương mại xa xỉ New York đã quyết định kết nối hai bên.

screenshot-2025-05-03-220124.png
Năm 2023, nhóm dealmaker thiên tài của Newmark Group đã thành công với thương vụ kỷ lục - giá trị giao dịch đạt 1 tỷ USD

Newmark Group đánh giá cao tiềm năng của 4 bất động sản thương mại mà ASB Real Estate Investment muốn bán. Cả 4 bất động sản này đều nằm ở vị trí đắc địa trên những tuyến phố sôi động nhất của thiên đường mua sắm SoHo. Vị trí kim cương và sự khan hiếm của các bất động sản đảm bảo dòng tiền cho thuê vững chắc và tiềm năng tăng giá vượt bậc trong dài hạn. Họ hiểu đây chính là những sản phẩm mà Blackstone đang tìm kiếm.

Trong khi đó, tại thương vụ môi giới trung tâm bách hóa Fenwick cho Lazari Investments, Scott Lister - Giám đốc Công ty Michael Elliott, lại khá kín tiếng với truyền thông. Nhưng giới đầu tư tại Anh đều khẳng định đây là giao dịch “1 vốn ngàn lời”. Bởi với vị trí đắc địa tại “trái tim” London, Fenwick được xem là báu vật mà bất kỳ nhà đầu tư hay thương hiệu xa xỉ nào cũng đều khát khao sở hữu.

download-1.jpg
Scott Lister - “ông trùm” môi giới đứng sau hơn 20 giao dịch bất động sản giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu bảng Anh khác

Cửa hàng bách hóa Fenwick trên phố New Bond vừa là một biểu tượng mua sắm lâu đời vừa là một phần lịch sử của London. Giá trị “khủng” của Fenwick không chỉ đến từ vị trí siêu đắc địa mà còn là sự khan hiếm tuyệt đối, một phiên bản khó sao chép về các giá trị văn hóa, lịch sử đã ngưng đọng tại di sản này. Do đó, không khó hiểu khi “ông lớn” Lazari Investments sẵn sàng chi hàng trăm triệu bảng để được sở hữu.

Tỷ phú Sam Zell, một huyền thoại trong giới bất động sản Mỹ đã giải mã một phần hấp lực của bất động sản lõi trung tâm khi khẳng định: khan hiếm là yếu tố cốt lõi thúc đẩy giá trị tài sản, và ông thường tìm kiếm cơ hội đầu tư ở những thị trường có nguồn cung hạn chế. Trong cuốn hồi ký về công việc kinh doanh của mình, ông viết: “Ở đâu có sự khan hiếm, thì giá cả không còn là vấn đề. Nguyên lý cơ bản của cung và cầu này sau đó đã trở thành nguyên tắc cốt lõi trong triết lý đầu tư của tôi”.

Nhờ nắm bắt được khao khát sở hữu những tài sản độc bản và khan hiếm tại các vị trí trung tâm, các dealmaker không chỉ thực hiện thành công những thương vụ triệu đô mà còn kiến tạo nên những biểu tượng của sự giàu có và quyền lực trên thị trường bất động sản toàn cầu.

Xem thêm

Giấc mơ sản xuất tại Mỹ của Tổng thống Donald Trump gặp rất nhiều rào cản

Giấc mơ "sản xuất tại Mỹ" của Tổng thống Donald Trump có xa vời?

Cuối những năm 1940, khi năng lực công nghiệp của châu Âu và Nhật Bản đang suy yếu, Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng sản xuất toàn cầu. Năm ngoái, nước này chỉ còn chiếm hơn một phần mười sản lượng và nhập khẩu nhiều hơn 1,2 nghìn tỷ USD hàng hóa so với xuất khẩu...

sản xuất iPhone tại Mỹ

Tổng thống Donald Trump muốn Apple sản xuất iPhone tại Mỹ: Nhiệm vụ bất khả thi

Apple của Steve Jobs từng bị ám ảnh với việc chứng minh mình đủ khả năng sản xuất tại Hoa Kỳ, cũng như đủ sức cạnh tranh với những gã khổng lồ điện tử tiêu dùng Nhật Bản hùng mạnh thời đó. Nhưng Apple đã thất bại. Nhà máy đã đóng cửa năm 1992 và toàn bộ công việc đó được chuyển sang Châu Á...

Có thể bạn quan tâm

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Cuộc khủng hoảng gạo tại Nhật Bản

Giá gạo tại Nhật Bản liên tục tăng cao do sản lượng sụt giảm và làn sóng quá tải khách du lịch. Những yếu tố này đang đẩy chi phí tiêu dùng lên mức kỷ lục, đồng thời gây áp lực lớn lên chuỗi cung ứng thực phẩm địa phương…

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

"Cơn ác mộng kép" của bất động sản Trung Quốc: Suy thoái kéo dài và dân số suy giảm

Thị trường bất động sản Trung Quốc đang đối mặt với thách thức chồng chất thách thức, khi dân số sụt giảm mạnh, thu nhập đình trệ và lượng nhà tồn kho khổng lồ. Những yếu tố này liên tục giáng đòn mạnh vào tâm lý của cả người mua nhà lẫn các nhà đầu tư, khiến triển vọng phục hồi trở nên mờ mịt…

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Iran đóng cửa eo biển Hormuz: Hơn 1/5 lượng dầu thế giới có thể bị đóng băng, giá dầu sẽ vượt 100 USD/thùng

Quốc hội Iran vừa thông qua nghị quyết cho phép đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến hàng hải huyết mạch với hơn 1/5 lượng dầu mỏ thế giới được vận chuyển qua mỗi ngày. Động thái này làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về sự ổn định của thị trường năng lượng toàn cầu và các tuyến đường vận chuyển quốc tế…

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Fed giữ nguyên lãi suất, "hé lộ" 2 lần cắt giảm trong năm nay

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh nền kinh tế được dự báo sẽ đối mặt với lạm phát cao hơn và tốc độ tăng trưởng chậm lại. Dù vậy, Fed vẫn dự kiến sẽ tiến hành hai lần cắt giảm lãi suất trong năm 2025…

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Xung đột Trung Đông đẩy Fed vào thế khó

Căng thẳng leo thang giữa Israel và Iran khiến giá dầu tăng vọt, làm dấy lên lo ngại lạm phát toàn cầu và có thể buộc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) phải tiếp tục trì hoãn kế hoạch cắt giảm lãi suất…