Yêu cầu xử lý dứt điểm tình trạng rò rỉ nước tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chỉ sau chưa đầy một tháng đưa vào vận hành, nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã xảy ra tình trạng dột nước...

Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất
Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 7/5/2025, trong cơn mưa lớn tại TP.HCM tại nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất đã xảy ra tình trạng dột nước. Nước mưa chảy xuống sàn nhà ga khiến nhân viên phải dùng xô hứng nước và liên tục lau dọn để đảm bảo an toàn khu vực. Đáng chú ý, dự án này chỉ mới đưa vào sử dụng được gần 1 tháng.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ Xây dựng đã có văn bản chỉ đạo gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP (ACV) – chủ đầu tư dự án để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình khai thác, sử dụng công trình nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.

Bộ Xây dựng yêu cầu ACV rà soát các vấn đề phát sinh trong quá trình đưa công trình vào khai thác, sử dụng; có giải pháp xử lý, khắc phục kịp thời, đảm bảo không ảnh hưởng đến khả năng khai thác, vận hành công trình.

Đặc biệt, lưu ý xử lý dứt điểm tình trạng nước mưa rò rỉ từ mái kính xuống sàn khu vực phòng chờ; có kế hoạch đảm bảo vận hành an toàn trong mùa mưa bão.

ACV cần khẩn trương hoàn thiện các phần việc còn lại theo cam kết của chủ đầu tư; kịp thời báo cáo kết quả thực hiện và việc khắc phục các tồn tại phát sinh trong quá trình vận hành, khai thác về Cơ quan thường trực Hội đồng Kiểm tra Nhà nước về Công tác nghiệm thu Công trình xây dựng.

Theo tìm hiểu, dự án nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất có tổng vốn đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng, do Liên danh 6 tổng công ty bao gồm: Tổng công ty Cổ phần Xây dựng Hà Nội, Tổng công ty Cổ phần Xây dựng số 1, Tổng công ty 319 (Bộ Quốc phòng), Tổng công ty Xây dựng Trường Sơn, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Ricons, Công ty TNHH Xây dựng Lưu Nguyễn.

Đây là gói thầu có giá trị lớn nhất của dự án xây dựng nhà ga hành khách T3. Dự án xây dựng nhà ga hành khách T3 được khởi công vào tháng 12/2022, gồm 3 hạng mục chính là ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga.

Theo thiết kế, hạng mục nhà ga hành khách có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500m2. Nhà ga có hình tuyến tính tương đồng với nhà ga hiện hữu, được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 90 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check in, 27 cửa ra tàu bay, có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách.

Xem thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo các bộ, ngành và TP.HCM cắt băng khánh thành, thông xe hạng mục hầm chui Trần Quốc Hoàn – Phan Thúc Duyện

TP.HCM khánh thành hầm chui tại cửa ngõ Sân bay Tân Sơn Nhất

Đây là hạng mục quan trọng thuộc dự án đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa có tổng vốn đầu tư 4.848 tỷ đồng, kết nối trực tiếp vào nhà ga T3 và giúp giải tỏa áp lực giao thông tại cửa ngõ Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất…

Có thể bạn quan tâm

Phối cảnh dự án khu dân cư 7/5

Novaland thắng kiện doanh nghiệp Hàn Quốc ở dự án nghìn tỷ

Sau khi thắng kiện SCID trong tranh chấp dự án 11.300 tỷ đồng tại thành phố Thủ Đức, Tập đoàn Novaland lại tiếp tục thắng kiện Taekwang Vina, công ty có vốn góp của Hàn Quốc tại dự án Khu dân cư 7/5 có tổng mức đầu tư gần 10.000 tỷ đồng…

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Môi giới bất động sản “khát” chứng chỉ hành nghề

Đang thực hiện chiến lược mở rộng thị trường ra nhiều tỉnh thành, song, Tâm Thành Land lại vướng một bài toán đau đầu là nhân sự mới chưa có chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản, còn chứng chỉ của nhân sự cũ sắp hết hạn…