Bắt một cán bộ Hải quan tỉnh An Giang để điều tra về hành vi buôn lậu

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang vừa thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Quốc Việt cán bộ Cục Hải quan tỉnh An Giang để điều tra về hành vi “Buôn lậu”.

Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang, khoảng 1 giờ ngày 12/10/2020, trên đoạn sông thuộc khu vực xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang, lực lượng Công an phát hiện bắt quả tang Lê Toàn Trung, sinh năm 1986 cùng vợ Nguyễn Thúy Oanh, sinh năm 1989, cùng trú tại xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, thành phố Cần Thơ, điều khiển ghe số hiệu CT-07612 vận chuyển 100 tấn đường cát nhập lậu từ Campuchia về Việt Nam.

Ngày 21/10/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam đối với Lê Toàn Trung và Nguyễn Thúy Oanh, về hành vi “Buôn lậu”.

Trong quá trình điều tra mở rộng vụ án, ngày 14/6/2021 Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang, ra quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Trần Văn Sỉ, sinh năm 1972, trú tại ấp Đồng Ky, xã Quốc Thái, huyện An Phú, tỉnh An Giang và Nguyễn Hồng Cường, sinh năm 1981, trú tại phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ, về hành vi “Buôn lậu”.

Đến ngày 16/10/2021, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang tiếp tục ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Bùi Quốc Việt, sinh năm 1973 - cán bộ Cục Hải quan tỉnh An Giang, trú tại số 46, Nguyễn Trường Tộ, khóm Châu Long 5, phường Châu Phú B, thành phố Châu Đốc, để tiếp tục điều tra về hành vi “Buôn lậu”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.