Bầu Đức tiếp tục chia tay công ty con

CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) vừa thông qua Nghị quyết về việc chuyển nhượng 248,5 triệu cổ phần, tương đương 99,4% vốn điều lệ tại CTCP Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai.
Bầu Đức tiếp tục chia tay công ty con

Mục đích nhằm đẩy mạnh công tác tái cấu trúc Tập đoàn HAGL theo hướng mạnh dạn thoái vốn khỏi những ngành, lĩnh vực không hiệu quả và tăng cường tập trung vào nông nghiệp.

Cũng liên quan đến Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai, trước đó cuối tháng 9 Công ty đã thông qua việc chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Công ty TNHH V&H Corporation (Lào) liên quan đến Thủy điện Hoàng Anh Gia Lai, phần vốn chuyển nhượng chiếm 80% vốn tại V&H Corporation.

Động thái thoái vốn tại công ty đóng vai trò điều phối cho thấy quyết tâm rời khỏi mảng thủy điện của Bầu Đức sau hơn một thập kỷ theo đuổi.

Hai công ty thuộc sở hữu trực tiếp của doanh nghiệp này là Công ty TNHH Điện Hoàng Anh Attapeu (Nậm Kông 2) và Công ty TNHH Điện Nậm Kông 3 cũng đang được thanh lý.

Kế hoạch chuyển nhượng cổ phần các dự án thủy điện được bầu Đức đề cập từ năm 2016, khi Hoàng Anh Gia Lai bắt đầu dồn sức cho mảng nông nghiệp. Các dự án này trước đó được công ty thế chấp cho các khoản vay và phát hành trái phiếu.

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang các dự án thủy điện tính đến cuối năm 2018 xấp xỉ 3.400 tỷ đồng. Hoàng Anh Gia Lai đã nhận 2.258 tỷ đồng tiền ứng trước từ Chaleun Sekong Group theo hợp đồng mua bán hai dự án thủy điện. Công ty tự tin hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan việc chuyển nhượng ngay trong năm nay.

Trong các báo cáo gần đây, Hoàng Anh Gia Lai không ghi nhận kết quả kinh doanh mảng thủy điện. Số liệu gần nhất được công bố là 122 tỷ đồng doanh thu vào năm 2013, đóng góp gần 5% vào tổng doanh thu. Ban lãnh đạo công ty từng cho biết sau dự án Nậm Kông 2 tại Lào, Hoàng Anh Gia Lai chỉ đầu tư có chọn lọc vào các dự án thủy điện tại nước này do giá bán điện cao.

Liên tiếp thoái vốn tại các công ty con khiến tổng tài sản và nợ phải trả hợp nhất tính đến thời điểm 30/9/2019 của HAGL giảm mạnh lần lượt 6.200 tỷ và 6.500 tỷ đồng so với đầu năm đạt 41.900 tỷ và 24.800 tỷ đồng.

Nhờ một loạt các động thái tái cấu trúc nên nợ vay của hệ thống HAGL đã giảm đáng kể. Các khoản vay ngắn hạn giảm từ gần 7.000 tỷ xuống còn 4.052 tỷ đồng và vay dài hạn giảm từ 14.800 tỷ xuống 10.700 tỷ đồng.

Ngoài ra, do không còn hợp nhất kinh doanh cũng tác động đến tình hình kinh doanh những quý gần đây của Tập đoàn, lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của HAGL giảm 66%, từ 4.319 tỷ xuống còn 1.480 tỷ đồng. Lãi gộp giảm sâu từ gần 2.200 tỷ xuống 240 tỷ đồng. Công ty báo lỗ 1.230 tỷ đồng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...