Biến động bất thường trước thềm ĐHĐCĐ bất thường của Maseco

Nhân sự của Maseco cũng có nhiều biến động mạnh khi hàng loạt lãnh đạo công ty vừa gửi đơn xin từ nhiệm. Đồng thời, nhiều lãnh đạo, người nhà lãnh đạo cũng bán tháo cổ phiếu.
Biến động bất thường trước thềm ĐHĐCĐ bất thường của Maseco

CTCP Dịch vụ Phú Nhuận (Maseco) vừa thông báo chốt danh sách cổ đông tổ chức Đại hội cổ đông bất thường. Nội dung họp được thông báo để nghe báo cáo tình hình hoạt động 9 tháng đầu năm 2018 và kiện toàn Thành viên HĐQT, Ban kiểm soát và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông.

Nguyên nhân được cho là do những biến động nhân sự trong thời gian gần đây của Maseco khi trước đó, ông Đồng Thanh Bình, Trưởng BKS và ông Tô Thanh Tùng, Thành viên BKS gửi đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân. Dự kiến đơn sẽ được thông qua tại ĐHCĐ bất thường lần này..

Trước đó, Maseco cũng nhận được đơn xin từ nhiệm của một loạt thành viên HĐQT gồm ông Trịnh Ngọc Minh, ông Lê Thiện Hưng, ông Vũ Duy Tân Cảnh, ông Trịnh Phương Nam và bà Trương Thị Thanh Tâm. Ngoài ra còn có đơn xin từ nhiệm của ông Đặng Văn Tuấn, thành viên BKS.

Chưa dừng lại ở đó, trên TTCK, ngày 26/11/2018 đã xuất hiện hàng loạt giao dịch đăng ký bán sạch lượng cổ phiếu MSC đang sở hữu của các lãnh đạo cấp cao và người có liên quan.

Cụ thể, người nhà Chủ tịch Nguyễn Xuân Hàn là bà Nguyễn Thị Quế Chi, chị dâu ông Hàn, đăng ký bán sạch 574.000 cổ phiếu (tỷ lệ 2,55%) đang sở hữu. Anh ruột ông Nguyễn Xuân Hàn cũng muốn bán hết 885.840 cổ phiếu (tỷ lệ 3,94%) đang nắm giữ.

Phó Chủ tịch công ty Đỗ Hướng Dương cũng đăng ký bán hết 450.000 cổ phiếu (tỷ lệ 2%) đang sở hữu với lý do giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

Hai Phó Tổng Giám đốc là ông Nguyễn Tấn Phi Khanh và ông Lê Thiện Hưng đều muốn bán hết lần lượt 501.058 cp (tỷ lệ 2,23%) và 680.000 cp (tỷ lệ 3,02%) đang nắm giữ.

Các ủy viên HĐQT bao gồm ông Vũ Duy Tân Cảnh, ông Trịnh Ngọc Minh, ông Trịnh Phương Nam, bà Trương Thị Thanh Tâm và người có liên quan cũng muốn bán hết tổng cộng 3.316.912 cổ phiếu.

Thành viên BKS, ông Đặng Văn Tuấn, đăng ký bán 60.000 cổ phiếu.

Các giao dịch này đều dự kiến thực hiện từ 27/11 đến 25/12/2018.

Maseco là doanh nghiệp chuyên sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; sản xuất, kinh doanh hàng điện tử và được biết đến với thương hiệu nổi tiếng Ariang gồm các loại đầu máy DVD, Karaoke vi tính, amply…Lĩnh vực nông sản, mặt hàng chủ lực của Maseco là cà phê nhân và hồ tiêu với thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê”. Ngoài ra, công ty còn kinh doanh nhà hàng, bất động sản.

22,5 triệu cổ phiếu MSC được niêm yết trên HNX từ 8/2/2017 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 26.000 đồng/cổ phiếu. Ngay sau khi lên sàn MSC đã có mấy phiên tăng mạnh trước khi giảm sâu.

Trên thị trường, trong năm 2018 này cổ phiếu MSC đã có lúc bất ngờ giảm sâu xuống dưới mệnh giá, tạo đáy ở mức 9.800 đồng/cp ( phiên 9/4/2018). Tuy nhiên sau đó MSC đã phục hồi và chỉ trở lại giao dịch ở ngang mệnh giá hồi cuối tháng 7 và đầu tháng 8.

Hiện MSC tăng mạnh, giao dịch ở vùng giá 16.100 đồng/cp với nhiều phiên đứng giá liên tiếp.

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...