“Big 4” ngành ngân hàng cần thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường

Đây là yêu cầu của Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú tại buổi làm việc với 4 “ông lớn” ngành ngân hàng (Agribank, VietinBank, Vietcombank và BIDV) cuối tuần qua.
“Big 4” ngành ngân hàng cần thể hiện vai trò dẫn dắt thị trường

Theo Phó Thống đốc, dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp nên các ngân hàng thương mại (NHTM) phải hành động khẩn trương, tích cực triển khai nhiều gói giải pháp, tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19.

Các ngân hàng phải chủ động xây dựng kịch bản phù hợp với hoạt động riêng, không có kịch bản chung trong việc chống dịch, từng đơn vị cần có giải pháp điều hành chủ động. 

Trước mắt, 4 ngân hàng thương mại Nhà nước cần thể hiện vai trò của mình trong dẫn dắt thị trường, thực hiện chính sách trong vấn đề chia sẻ lợi nhuận, khó khăn và thực hiện chủ trương tái cơ cấu, hoãn, giãn nợ, kể cả huy động, cho vay... Theo Phó Thống đốc, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN với 4 NHTM Nhà nước trong vấn đề cơ chế chính sách, khó khăn vướng mắc và cùng triển khai chủ trương, giải pháp.

Các NHTM được yêu cầu tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết 01, 02 của Chính phủ, Chỉ thị 01 của Thủ tướng, Chỉ thị 01 của Thống đốc và Thông tư 01, các văn bản vừa qua của NHNN. 

Các ngân hàng cần xây dựng ngay quy chế hướng dẫn nội bộ thực hiện Thông tư 01 tạo sự đồng nhất, thống nhất từ trung ương đến chi nhánh tỉnh, thành phố, tích cực đánh giá thiệt hại của doanh nghiệp, khách hàng vay vốn, đánh giá khó khăn của mình trong hiện tại, ngắn hạn và trung hạn. 

Đồng thời cập nhật tình hình, số liệu (giảm nợ, giảm huy động, tín dụng, nợ xấu...) và báo cáo kịp thời (vốn, dư nợ, nợ xấu...) để đơn vị chức năng NHNN nắm được, chú trọng lĩnh vực nóng, lĩnh vực ưu tiên đến xuất khẩu, sản xuất, lưu thông đặc biệt là những đối tượng liên quan đến hàng hoá thiết yếu hiện nay, an sinh xã hội, khẩn trương công bố các gói sản phẩm, chủ trương giảm lãi, phí trên các phương tiện thông tin đại chúng, thể hiện sự chia sẻ với cộng đồng.

Tăng cường truyền thông ngay trong nội bộ, đặc biệt một số lĩnh vực khó khăn mà ngân hàng đang phải đối mặt, có phương án kịch bản phòng chống dịch cụ thể trong toàn hệ thống từ trụ sở chính đến chi nhánh, phòng giao dịch. Đặc biệt công nghệ thông tin, quản trị mạng… cũng cần được chú ý để thực hiện đúng 2 chỉ đạo của NHNN là cố gắng cao nhất không để cán bộ bị lây nhiễm, không để gián đoạn hoạt động của ngành Ngân hàng.

“Điều quan trọng là cả hệ thống ngân hàng phải đồng lòng, đồng thuận trong chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp...”, Phó Thống đốc Đào Minh Tú nói.

Dịch bệnh đã làm cho vận hành của kinh tế toàn cầu chậm lại, nhiều doanh nghiệp phải “ngủ đông”, thậm chí đóng cửa. Nhưng dù dịch bệnh có diễn biến phức tạp đến mức nào thì ngành Ngân hàng cũng không thể “ngủ đông” mà ngược lại, còn phải nỗ lực gấp đôi, gấp ba, chấp nhận hy sinh lợi ích để duy trì dòng chảy huyết mạch, góp phần giữ cho nền kinh tế tiếp tục vận động, phục hồi ngay khi có thể.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...